xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ấm áp truyền thống Công đoàn

BÀI VÀ ẢNH: TẤN ĐỨC

Qua 11 năm hoạt động, Ban Liên lạc cán bộ Công vận - Công đoàn đã góp phần tô đẹp truyền thống Công đoàn bằng những hoạt động thiết thực ở địa phương và các vùng căn cứ Ban Công vận

Gia đình bà Thái Thị Huệ ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang hết sức xúc động khi được nhận nhà tình nghĩa do Ban Liên lạc cán bộ Công vận - Công đoàn (CĐ) trao tặng. Căn nhà tuy nhỏ nhưng đã giúp bốn mẹ con bà không còn phải chịu cảnh đi ở nhờ nhà người khác.

Nghĩa tình của cán bộ Công vận - CĐ hưu trí

Bà Thái Thị Huệ tham gia công tác công vận ở Sài Gòn - Gia Định trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Sau giải phóng, bà Huệ làm việc tại một xí nghiệp dệt ở Thủ Đức - TPHCM. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn bà Huệ về huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang sinh sống, nhưng vì không có nhà cửa nên phải ở nhờ nhà bà con và cuộc sống vất vưởng rày đây mai đó. Ban Liên lạc hay tin, đã tìm đến tận nơi để trao nhà tình nghĩa cho bà Huệ và giúp đỡ bà một số phương tiện để làm ăn.

Ở xã Thành Triệu, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (là một trong những căn cứ che chở cho các cán bộ công vận trước đây), vợ chồng anh thương binh Nguyễn Văn U vì quá nghèo khó phải đi cầm sổ thương binh lấy 1 triệu đồng trang trải cuộc sống. Biết chuyện, Ban Liên lạc đã vận động xây nhà tình thương cho vợ chồng anh U và giúp anh chuộc lại sổ thương binh.

Ông Đinh Khắc Cần (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TPHCM) hiện là chủ nhiệm Ban Liên lạc, nói: “Không đợi đến ngày lễ, ngày kỷ niệm mà bất cứ khi nào có dịp là chúng tôi sẵn sàng trở về cơ sở trước kia, khảo sát và lên danh sách những gia đình chính sách, gia đình nghèo, gia đình có công với Ban Công vận để hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi không thể quên được những gia đình nơi ấy đã không sợ nguy hiểm, bất chấp tù đày và cả hy sinh tính mạng để che giấu cán bộ công vận hoạt động”.

Bà Trần Thị Xiểng, Phó Ban Tổ chức LĐLĐ TPHCM, khẳng định: “Việc chăm lo cho các cá nhân, gia đình có công với CĐ là trách nhiệm của tổ chức CĐ. Ban Liên lạc đã tự nguyện đứng ra thực hiện công việc này là điều đáng trân trọng. Qua đó, các cán bộ CĐ đương chức như chúng tôi vừa thấm sâu hơn truyền thống của CĐ, vừa ấm áp nghĩa tình đồng bào, đồng chí mà phấn đấu học tập, lao động để xứng đáng với sự nghiệp cách mạng, với tổ chức CĐ”.

Một thời để nhớ

Mạng lưới Ban Công vận lúc đó hoạt động ở khắp nơi, từ trong nội thành ra đến các vùng căn cứ cách mạng ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, huyện Củ Chi và Bình Chánh (TPHCM)...

Ông Đinh Khắc Cần kể lại: “Trong khoảng thời gian từ năm1965-1966, tôi phụ trách tờ Báo Công nhân Giải phóng. Cơ sở nhà in chính lúc đó đặt tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi và có một cơ sở nhà in khác ở 220/87 Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sỹ, quận 3). Nhờ có sự đùm bọc, che chở của bà con nên nhà in không bị địch phá hoại và Báo Công nhân Giải phóng được xuất bản đều đặn, góp phần đáng kể trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân”.

Từ nghĩa tình ấy, các thành viên trong Ban Liên lạc đã dành quãng đời còn lại, đại diện tổ chức CĐ TPHCM làm những công việc thầm lặng nhưng đầy ắp tình người. Bà Lê Thị Bạch (nguyên Thư ký Liên hiệp CĐ TPHCM và là một trong những người đề xuất thành lập Ban Liên lạc) cho biết thêm, sự ra đời Ban Liên lạc để cán bộ công vận - CĐ hưu trí có điều kiện giúp đỡ nhau, góp phần đền ơn đáp nghĩa bà con ở vùng căn cứ cũ; động viên những người còn sức khỏe tiếp tục tham gia công tác tại địa phương; đồng thời là sợi dây gắn kết giữa cán bộ công vận - CĐ hưu trí với tổ chức CĐ.

Theo ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, hoạt động của Ban Liên lạc cán bộ Công vận - CĐ hưu trí tuy lặng lẽ, âm thầm nhưng có đóng góp rất lớn cho tổ chức CĐ và từ lâu, Ban Chấp hành LĐLĐ TPHCM đã xem hoạt động của Ban Liên lạc như một ban chuyên đề của LĐLĐ nên đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất để Ban Liên lạc hoạt động.

Chung tay xây dựng đất nước

Hiện nay, hơn 700 cán bộ công vận - CĐ hưu trí trong Ban Liên lạc vẫn đang từng ngày từng giờ đóng góp cho xã hội, sống xứng đáng với truyền thống của cha ông, của Đảng. Ngoài việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên, Ban Liên lạc chú trọng đến các hoạt động nghĩa tình khác. Trong nhiệm kỳ 2 (1998-2003), Ban Liên lạc đã vận động gần 1 tỉ đồng xây 55 nhà tình nghĩa, tình thương; phối hợp với các đoàn bác sĩ đến khám, phát thuốc chữa bệnh cho trên 4.000 lượt bà con nghèo; tham mưu cho LĐLĐ TPHCM xây tặng 8 trường học ở 8 vùng căn cứ cũ; năm 2003 đã vận động xây dựng 12 nhà tình nghĩa, tình thương...

Ngày 24-7 tới, là ngày hội của tất cả các thành viên Ban Liên lạc vì họ có dịp họp mặt cùng nhau mừng 75 năm ngày thành lập CĐ Việt Nam. Đồng thời, cũng là dịp ôn lại những kỷ niệm thời kỳ chiến đấu đầy vẻ vang, tự hào của cán bộ công vận - CĐ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo