xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyễn Văn Kỉnh - người con ưu tú của Đảng bộ và nhân dân TPHCM

VU GIA

Sáng 26-10, được sự chấp thuận của Thành ủy TPHCM, Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP, Bảo tàng TP và gia đình tổ chức họp mặt kỷ niệm 22 năm ngày mất đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh (26.10.1981 –26.10.2003) – “người con ưu tú của Đảng bộ và nhân dân TP Sài Gòn – Chợ Lớn”.

Dịp này, Nhà Xuất bản Trẻ phát hành cuốn Nguyễn Văn Kỉnh – sáng ngời nhân cách cộng sản. Cuốn sách tập hợp những bài viết của các đồng chí Xuân Thủy, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Minh Triết... cùng những kỷ niệm của những đồng chí đã từng sống, làm việc cạnh Nguyễn Văn Kỉnh và một số bài báo của ông. Sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, mang quốc tịch Pháp, nhưng Nguyễn Văn Kỉnh đã giác ngộ cách mạng rất sớm. Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1938, ông đã 2 lần bị địch bắt về tội “viết báo chống Pháp”, tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ và bị đế quốc bắt kết án tử hình, hai lần làm Bí thư Thành ủy của TP này trong cao trào chuẩn bị tổng khởi nghĩa 1945 và năm kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Văn Kỉnh từng là Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Ủy viên Thường trực Trung ương Cục miền Nam, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, III... và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Nhớ về người lãnh đạo, người chiến sĩ mác-xít ưu tú, đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM, khẳng định: “Đối với Đảng bộ và nhân dân TP Sài Gòn – Chợ Lớn trước đây, cũng như Đảng bộ và nhân dân TPHCM ngày nay, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh là người có “ơn sâu, nghĩa nặng”. Trải qua 13 năm sống hòa nhập trong quần chúng và gắn bó máu thịt với các phong trào đấu tranh hợp pháp, bán hợp pháp và bất hợp pháp giữa lòng TP Sài Gòn – Chợ Lớn, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh đã để lại trên những trang sử vàng của Đảng bộ TP chúng ta những dấu ấn đẹp. Tên tuổi của đồng chí trường tồn trên mặt báo chí công khai của Đảng trong cao trào Mặt trận Dân chủ, còn vang vọng mãi trong tiếng súng của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại tỉnh Chợ Lớn, cũng như trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở TP Sài Gòn hồi mùa thu năm 1945 và còn truyền mãi đến mai sau” (trang 53).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo