xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sau ngày giải phóng, Phật giáo ở VN mới thật sự thống nhất

Hòa thượng Thích Thanh Sơn (Viện chủ Tổ đình Vạn Thọ, quận 1 - TPHCM)

LTS: Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua Nghị quyết H.Res 427 về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đây là nghị quyết không phù hợp với mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Để hiểu thêm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Báo Người Lao Động lần lượt đăng một số ý kiến của tu sĩ Phật giáo đang tu tập tại TPHCM

Cả một đời tu tập, nên có thể nói, tôi là nhân chứng một thời của giáo hội. Tôi rất buồn khi có một số người nhân danh này, nhân danh nọ đi ngược với truyền thống Phật giáo Việt Nam. Lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam đã chỉ ra rằng, đạo pháp và dân tộc là một, đúng với tinh thần Phật dạy: “Tất cả là một, một là tất cả, tinh thần và vật chất là một, sắc và tâm là một”. Với những người nước ngoài ấy, họ đã chưa hiểu Việt Nam, chưa hiểu công việc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Đây là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Việt Nam, vào công việc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trước 1975, ở miền Nam có Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, nhưng tất cả tăng ni, phật tử cùng sống thời đó, ai ai cũng biết nào có thống nhất đâu. Phật giáo ở miền Bắc, miền Nam không biết nhau đã đành, nhưng Phật giáo ở miền Nam thì 6 tỉnh miền Tây tách riêng; ngay tại Sài Gòn, phái nào hay phái nấy, chia năm xẻ bảy, thậm chí còn phát tán tài liệu chửi bới lẫn nhau. Là người tu hành, nhưng nhiều đêm tôi bật khóc trước tình cảnh đó.

Sau ngày giải phóng, Phật giáo ở Việt Nam mới thật sự thống nhất với đầy đủ ý nghĩa của từ ngữ. Gần 30 năm sống dưới chế độ mới, tôi chưa thấy có tăng, ni nào bị bắt bớ giam cầm vì tu hành. Chùa chiền luôn mở rộng cửa đón khách thập phương và luôn được chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho việc tu tập, lễ Phật. Riêng chùa Vạn Thọ chúng tôi hiện có 1 người đi tu học ở Đài Loan, 2 người vừa tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, 2 người đang học giảng sư, 2 người đang theo học Trường Cao cấp Phật học... Thời trước của chúng tôi không dễ dàng như vậy.

Mới đây, hòa thượng Thích Huyền Quang ghé thăm TP và có ghé chùa Vạn Thọ. Ngài thú thật là ngài đã rất đỗi vui mừng khi thấy chùa chiền ở TP phát triển, nhất là thấy chùa Vạn Thọ đang xây dựng với quy mô “không thể ngờ”. Chùa Vạn Thọ có hơn 100 năm, nhưng vẫn là nơi “thâm sơn cùng cốc” (lời của hòa thượng Thích Huyền Quang), vậy mà bây giờ được xây dựng hàng tỉ bạc. Tất cả kinh phí đều do phật tử, mỗi người “tùy hỉ một viên gạch” dựng chùa. Tôi còn giới thiệu, nếu hòa thượng có thời gian thì đến thăm một số chùa ở trên địa bàn quận 1, như các chùa: Lâm Tế, Thiện Hạnh, Linh Sơn, Báo Ân... chứ không phải đi đâu xa để thấy tận mắt những thay đổi “không thể ngờ”. Nhắc lại như vậy để thấy những ai đó đặt điều nói sai, phá hoại sự ổn định của đất nước, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và cộng đồng phật tử vì mục đích khác, chứ không phải vì mục đích thống nhất giáo hội. Tương ưng bộ kinh có dạy: “Không nhớ quá khứ, không vọng tưởng tương lai, phải nhìn hiện tại đang làm”. Quá khứ là chuyện đã qua, nhất là quá khứ thê lương của Phật giáo ở miền Nam trước ngày giải phóng thì không nên nhớ nữa; tương lai thì còn xa chớ nên nghĩ ngợi đâu đâu. Do vậy, chỉ còn hiện tại, và chúng ta phải làm gì cho hiện tại để thiên hạ thái bình, nhơn sanh an lạc. Đó mới là tinh thần của đạo Phật

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo