xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhận dạng và bảo vệ đời tư cá nhân - cả hai vấn đề đều… khó xử

(Theo transfert.net, branchez-vous.com, Icn.canoe.com, peopledaily.com)

Bộ Công an Việt Nam đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho phép lưu hành chứng minh thư in kèm chuỗi ADN của từng người. Việc lưu hành thẻ chứng minh ADN đã được Trung Quốc và một số nước sử dụng. Nhưng các nước như Mỹ, Anh, Canada lại có quan điểm khác về thẻ chứng minh ADN.

Ngày 28-6-2003, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua nghị quyết cho phép sử dụng thẻ chứng minh ADN bắt đầu từ ngày 1-1-2004. Thẻ chứng minh ADN  sẽ thay thế cho loại thẻ chứng minh bằng giấy bọc nhựa đã lưu hành tại Trung Quốc từ năm 1985 rất dễ bị làm giả. Thời gian đổi thẻ chứng minh mới kéo dài từ bảy đến tám năm.

Áp dụng để quản lý tốt tình hình di dân

Mục đích chính của Trung Quốc khi sử dụng thẻ chứng minh AND là muốn quản lý tốt hơn tình hình di dân trong nước thay cho biện pháp quản lý người di cư qua sổ nhân khẩu áp dụng từ 50 năm nay.

Vi mạch điện tử trong thẻ chứng minh ADN sẽ lưu trữ họ tên, địa chỉ, sinh quán, quốc tịch, nơi cư trú, ảnh chụp kỹ thuật số... và các thông số về ADN cá nhân mã hóa dưới dạng dãy số gồm 18 chữ số. Toàn bộ mẫu  ADN dùng để làm thẻ chứng minh lấy từ tóc, máu hoặc tế bào của công dân sẽ được lưu trữ tại một trung tâm lưu trữ dữ liệu riêng biệt và chỉ có cơ quan cảnh sát mới có quyền tham khảo khi cần thiết. Loại thẻ chứng minh mới sẽ không có bản ấn chỉ dấu vân tay như thẻ cũ.

Thẻ chứng minh mới sẽ được cấp cho tất cả công dân trên 16 tuổi và trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi có yêu cầu để các em dễ dàng mở tài khoản ngân hàng hoặc mua vé máy bay.

Tháng 3-2003, Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm cho khoảng 10 người tại Trùng Khánh (Tứ Xuyên) sử dụng thẻ chứng minh ADN. Giá mỗi thẻ chứng minh ADN ước tính khoảng 1.000 nhân dân tệ (1,8 triệu đồng VN).

Từ năm 2004, Trung Quốc lưu hành thẻ chứng minh ADN nhằm quản lý tốt hơn tình hình di dân trong nước.

Mỹ, Anh phải hoãn kế hoạch lưu hành thẻ chứng minh ADN vì dư luận không đồng tình

Canada phải giải đáp hàng loạt câu hỏi về bảo vệ đời tư cá nhân khi muốn ban hành thẻ chứng minh ADN.

Trong tương lai, Chính phủ Trung Quốc cũng dự kiến sẽ lưu hành loại giấy thông hành mới áp dụng các kỹ thuật nhận dạng sinh học như dấu vân tay, mống mắt và ADN. Trong khi đó, tại Hồng Kông, từ ngày 18-8-2003, người dân Hồng Kông đã bắt đầu đi đổi thẻ chứng minh vi mạch thay cho thẻ chứng minh bằng giấy hiện nay. Loại thẻ mới có vi mạch điện tử lưu trữ các thông số về ảnh và dấu vân tay của người sử dụng. Thời gian đổi thẻ kéo dài trong bốn năm.

Công dân phản đối thẻ ADN

Cho đến nay, chỉ có Trung Quốc và một số nước vùng Vịnh chính thức sử dụng thẻ chứng minh ADN có chức năng nhận dạng. Tại Mỹ, sau sự kiện ngày 11-9-2001, Mỹ đã thông qua ba đạo luật về an ninh quốc gia và các đạo luật này đều đòi hỏi phải ứng dụng kỹ thuật ADN  để nhận dạng. Tổ chức Hàng không Dân dụng Thế giới cũng đã đề nghị với 188 nước thành viên sẽ thống nhất sử dụng giấy thông hành áp dụng các kỹ thuật nhận dạng sinh  học từ cuối năm 2004. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là dự kiến vì cách nhìn nhận về giấy tờ nhận dạng của các nước như Mỹ, Anh, Canada có khác với những nước khác.

Tại Canada, công dân lâu nay không bắt buộc phải mang theo giấy tờ chứng minh nhân thân và không bị buộc phải xuất trình trừ phi lúc vi phạm pháp luật. Những giấy tờ chủ yếu chứng minh nhân thân gồm có giấy phép lái xe, giấy thông hành, giấy chứng nhận quyền công dân, giấy chứng nhận thường trú, thẻ chứng minh của quân đội. Những giấy tờ này cũng chỉ có giá trị chứng minh họ đã tham gia vào một hoạt động nào đó chứ không phải dùng để nhận dạng. Hiến chương về quyền và tự do của Canada đã quy định cá nhân có quyền bảo vệ phạm vi riêng tư (trong đó có những chi tiết nhận dạng về đời tư) mà Nhà nước không được can thiệp đến. Do đó, khi cần kiểm tra, các cơ quan Nhà nước cũng chỉ nhằm kiểm tra xem họ có tham gia hoạt động nào đó hợp pháp hay không chứ không phải kiểm tra để nhận dạng cá nhân.

Trong thẻ chứng minh ADN sẽ lưu trữ họ tên, địa chỉ, sinh quán, quốc tịch, nơi cư trú, ảnh chụp kỹ thuật số... và  các thông số về ADN  cá nhân.

Luật Canada chỉ cho phép lưu giữ mã di truyền của người bị bắt giữ và ADN thu thập tại hiện trường vụ án, đồng thời thông tin này chỉ được cung cấp cho cơ quan cảnh sát.

Tháng 12-2002, Canada  và Mỹ đã thống nhất một chương trình hành động gồm 30 điểm về thiết lập cơ chế biên giới an toàn và ngăn chặn khủng bố. Điểm đầu tiên của chương trình này là hai nước cùng thống nhất xây dựng một kỹ thuật chung nhận dạng sinh trắc học và ban hành thẻ lưu trữ dữ liệu sinh trắc học cho người qua biên giới. Ở Canada, thẻ này sẽ được gọi là thẻ chứng minh hoặc thẻ quyền công dân. Khi Bộ nhập cư và quyền công dân Canada công bố kế hoạch này, dư luận đã phản ứng dữ dội và đánh giá đây là một bước ngoặt lớn trong quan hệ giữa nhà nước và công dân.

Thẻ ADN có vi phạm đời tư cá nhân?

 Bộ Nhập cư và Quyền công dân Canada  dự kiến sẽ đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân vào năm 2004 về thẻ chứng minh mới nhưng hiện nay nhiều câu hỏi vẫn chưa có giải đáp. Thí dụ như thẻ chứng minh có phải là loại giấy tờ bắt buộc hay không, áp dụng cho tuổi nào, có bắt buộc lúc nào cũng phải mang theo không, không mang theo có vi phạm pháp luật hay không, ai có thẩm quyền yêu cầu xuất trình thẻ, không chịu xuất trình có vi phạm pháp luật không, cần phải xuất trình trong tình huống nào, thông tin dữ liệu nào (mống mắt, dấu vân tay hay ADN) sẽ được lưu trong thẻ, vi mạch lưu trữ những loại dữ liệu nào (hồ sơ tư pháp, hồ sơ sức khỏe hay tình trạng lao động), có cơ chế nào ngăn chặn người không đủ thẩm quyền đòi xem thẻ hay không, công dân có quyền xác minh xem các thông số trong thẻ đúng hay sai?

 Với thẻ chứng minh ADN, cha mẹ dễ dàng nhận dạng con bị bắt cóc hay thất lạc từ lâu mà không cần đến công đoạn xét nghiệm; cảnh sát có thể đối chiếu và xác định nạn nhân hoặc thủ phạm trong một vụ án; người sử dụng thẻ có thể phát hiện sớm bệnh di truyền hay các bệnh lý khác.

Để bảo vệ đời tư cá nhân nhưng vẫn duy trì an ninh xã hội, Chính phủ Canada đã ban hành Luật về nhận dạng bằng chỉ số di truyền quy định rất chặt chẽ những công việc liên quan đến lấy mẫu mã di truyền của công dân. Ngân hàng dữ liệu di truyền quốc gia sẽ là nơi duy  nhất lưu trữ dữ liệu về mã di truyền, chỉ lưu giữ mã di truyền của người bị bắt giữ và ADN thu thập tại hiện trường vụ án, đồng thời chỉ cung cấp thông tin này cho cơ quan cảnh sát. Để khỏi bị lộ, dữ liệu cá nhân công dân được lưu trữ ở hai nơi riêng biệt: Ngân hàng dữ liệu di truyền quốc gia sẽ bảo quản mẫu sinh phẩm đã mã hóa và lý lịch di truyền, trong khi Cục Thông tin về hồ sơ tư pháp Canada lưu giữ lý lịch cá nhân và dấu vân tay của người được lấy mẫu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo