xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam - Điển hình của cuộc thử nghiệm toàn cầu hóa

Trùng Quang (lược dịch)

Đó là nhận định của nhà báo William Pesek Jr của hãng tin Bloomberg (Mỹ) trong một bài báo có tựa đề “Starblacks, not Starbucks, in Vietnam” đăng trên tờ Business Times của Singapore vào tuần qua

Khi cần lên tinh thần vào buổi chiều với cà phê pha ở VN, bạn có thể bắt gặp ở mọi nơi một logo tròn màu xanh đen. Hãy bước vào và đến gần quầy phục vụ, và bạn sẽ bất ngờ nhận ra: Đó không phải là Starbucks!

Chào mừng các bạn đến với “Starblacks”, một sự bắt chước không dễ nhận diện nhãn hiệu Starbucks và hiện đang phổ biến với giới trẻ TPHCM. Chưa có đại lý nào của Starbucks được mở ở đây, nhưng như thế cũng chẳng sao. Cà phê VN ngon hơn loại cà phê do các cơ sở đóng tại Seattle (của Starbucks – LND) phục vụ nhiều. VN đã từng chứng kiến những bản sao nhãn hiệu phương Tây. Đã từng có những cửa hàng 7-Eleven giả xuất hiện và biến mất trong những năm gần đây. Và nếu bạn nghĩ rằng mình đã đến được một cửa hàng Pizza Hut, hãy nhìn kỹ, biển hiệu có thể giống, nhưng đó là Pizza Inn.

Tất cả những điều này đã cho thấy rõ quốc gia 80 triệu dân này đang tiếp nhận toàn cầu hóa theo kiểu riêng. Có đi qua các thành phố của VN mới thấy sự háo hức của người dân muốn được chia sẻ sự thịnh vượng của toàn cầu. Họ muốn có những lợi ích từ sự vận động nhiều hơn của đồng vốn, hàng hóa và con người. Các nhà đầu tư nên chú ý mọi việc diễn tiến ở đây. VN chưa thể là người đi tiên phong của giai đoạn kế tiếp của toàn cầu hóa, nhưng nước này là một trường hợp thử nghiệm tuyệt vời những cái được và không được của quá trình này.

(...) Gần như rõ ràng là nền kinh tế VN cần toàn cầu hóa nhiều hơn nữa chứ không phải bớt đi. Mọi thứ đang bùng nổ ở đây; nền kinh tế VN tăng trưởng 7% vào năm ngoái và một mức tương tự sẽ đạt được trong năm nay. Điều đó cho thấy nền kinh tế VN là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 2 châu Á chỉ sau Trung Quốc. Trong thập niên 1990, tốc độ tăng trưởng bình quân của VN là 8,6% và hiện giờ mọi thứ có thể lại tiến triển theo hướng đó.

Tuy nhiên, VN vẫn chưa giành được các loại đầu tư trực tiếp nước ngoài cần để nâng cao mức sống một cách nhanh chóng. Một giải thích cho điều này là việc Trung Quốc hút hầu hết vốn đầu tư vào châu Á, và lời giải thích thứ 2 là chủ trương “đi chậm” đến toàn cầu hóa của Chính phủ VN.

Sự căng thẳng giữa những người muốn mở cửa nền kinh tế nhanh hơn và các quan chức Chính phủ đòi hỏi sự thận trọng đã đặt VN nơi tuyến đầu của cuộc tranh cãi về toàn cầu hóa. Đối với những người ủng hộ toàn cầu hóa, VN sẽ là một câu chuyện thành công nếu nước này cho một thế giới đang lo âu tiếp cận tầng lớp trung lưu đang phát triển của mình.

Vẫn còn nhiều người nghèo ở VN. Với thu nhập bình quân đầu người khoảng 400 USD, VN còn một hành trình dài phải đi qua trước khi nó có thể có một thị trường tiêu dùng mạnh mẽ có thể cạnh tranh với những Hàn Quốc hay Thái Lan của thế giới. Tuy nhiên, sự tăng trưởng theo cấp số nhân của số lượng xe máy, điện thoại di động và thương mại nguyên liệu mà bất kỳ ai cũng có thể thấy ở đây là một dấu hiệu tốt cho một nền kinh tế cho đến năm 1986 vẫn đóng cửa với thế giới.

(...) Có 2 lý do để khẳng định VN là tâm điểm của cuộc tranh luận về nền kinh tế mở. Thứ nhất, thật khó có thể nghĩ rằng có nhiều nền kinh tế đang phát triển ở châu Á chín muồi hơn cho việc toàn cầu hóa. Một ai đó vẫn có thể tranh luận rằng VN đã tiến xa đến mức nó chỉ cần dựa vào nội lực và nền kinh tế này vẫn dựa nhiều vào các ngành nông nghiệp. Thứ hai, có thể VN đã từng thử nghiệm toàn cầu hóa trước đây.

Chậm mà chắc: Tác giả cho rằng VN không muốn đi theo con đường của nhiều quốc gia đang phát triển bị “rơi đài” vì mở cửa nền kinh tế quá nhanh. Chủ trương “đi chậm” của VN là cách an toàn để “toàn cầu hóa” nền kinh tế.

Giống như nhiều nước châu Á trong những thập kỷ gần đây, VN đã từng ở trong vòng xoay của thị trường vốn. Vốn chảy vào VN do các nhà đầu tư mê lợi nhuận và các công ty muốn giành chỗ ở một trong những con hổ kinh tế kế tiếp của châu Á. Trong thập kỷ sau năm 1986, tổng sản phẩm nội địa của VN tăng gấp đôi lên tới gần 30 tỉ USD. Thế rồi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư rút đi, đem theo hy vọng của VN về toàn cầu hóa. Nếu VN có thể thúc đẩy nhanh việc mở cửa nền kinh tế và mức sống tăng lên, những người ủng hộ toàn cầu hóa có cơ hội giữ cho xu hướng này tồn tại. Nếu không, các xu hướng tiến tới việc mở cửa thị trường có thể chậm lại.

Tuy nhiên, không có gì sai trong chủ trương “đi chậm” của VN. Nhiều chính phủ ở các nước đang phát triển được khuyến khích đẩy nhanh quá trình mở cửa thị trường. Những năm gần đây đã chứng kiến vô số những câu chuyện về các quốc gia sa đà vào việc mở cửa đến mức bị thị trường khuynh đảo ngược trở lại. Nhiều nước, chẳng hạn như Indonesia và Argentina đã thúc đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường và từ những ngôi sao tăng trưởng, họ như những bệnh nhân bị cụt chi.

VN muốn tránh điều đó, và các nhà đầu tư nên nhìn nhận chủ trương này. Người dân ở đây đang dùng cà phê Starblacks, chứ không phải Starbucks, và điều đó chẳng có vấn đề gì, ít nhất là vào lúc này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo