xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giao thương Việt - Nga: Tắt ở ngân hàng

Trần Hải

* Sẽ thành lập “Tiểu ban Việt - Nga” về hợp tác ngân hàng thuộc Ủy ban Liên chính phủ* Hiện nay, việc mở rộng thị trường hai nước Việt – Nga vẫn còn đang vướng mắc lớn ở khâu thanh toán qua ngân hàng (NH).

Cuộc họp lần thứ 3 tổ công tác Việt – Nga về hợp tác NH tổ chức tại TPHCM từ ngày 22 đến 26-3-2004 cũng nhằm mục đích giải tỏa sự vướng mắc này.

Ngân hàng Nga: Lãi suất cho vay  cao  gấp 4  lần so với Việt Nam

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) Nga rất ngại đầu tư hay xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam vì việc vay vốn tại NH Nga có lãi suất quá cao, gấp 4 lần so Việt Nam. Nếu như ở Việt Nam cho vay bằng USD lãi suất chỉ đang ở tầm 3%-4%/năm (tùy theo khách hàng), thì ở Nga mức lãi suất này là 14%. Ông Chumakovski  Igor  Olegovich, Phó Chủ tịch Ban Lãnh đạo NH Phát triển Khu vực Nga, nói: “Chúng tôi chưa hiểu hết về thị trường  và NH Việt Nam nên tăng lãi suất để phòng rủi ro. Hơn nữa, DN vay cũng chấp nhận mức lãi suất này. Chính vì vậy mà hàng hóa Nga sang Việt Nam thường bị đội giá thành sản phẩm”. Tuy nhiên, theo ông Chumakovski, vẫn có cách giải quyết vấn đề này một khi có sự hợp tác của NH 2 nước. Một điển hình: Có một DN lớn tại Nga đang có chương trình xuất khẩu kim loại vào Việt Nam và đang đề nghị với NH Phát triển Khu vực Nga cấp hạn mức tín dụng trong 3 năm và hạ lãi suất. Vì vậy, nếu NH Việt Nam hợp tác trong việc thỏa thuận những yêu cầu của khách hàng này thì NH Nga sẽ hạ lãi suất, bởi người mua là Việt Nam và chắc chắn họ phải có tiền.

Ngân hàng Việt Nam: Vướng từ phía Nga

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, đại diện cho NH Ngoại thương Việt Nam (VCB), cho biết vướng ở đây là những DN vừa và nhỏ, bởi những DN này không thể mở được LC tại một số NH Nga mà VCB yêu cầu. Những NH này cho rằng những DN mà VCB yêu cầu chưa đủ chuẩn mực, rủi ro cao nên không cấp LC. Và muốn làm ăn với Việt Nam, DN Nga chỉ còn cách ký quỹ và chịu lãi suất cao. Chính vì vậy, việc ký hiệp định khung giữa VCB với NH Quốc tế Moscow cũng không giải quyết được gì. Bởi DN mà NH Moscow yêu cầu thì rất ít ở Việt Nam, trong khi đa phần DN làm ăn tại Việt Nam thì không được chấp nhận.  Cũng theo bà Hà, trước đây VCB cũng gặp cảnh tương tự, nhưng sau đó đã được hóa giải bằng cách thành lập “Quỹ Hỗ trợ cho vay” cho những DN vừa và nhỏ này với lãi suất thấp. Một đại diện NH Công thương Việt Nam cho rằng, phí thanh toán ở NH Nga còn quá cao so với các NH khu vực khác. Chẳng hạn như phí thông báo mở LC ở Nga có mức tối thiểu là 50 USD và tối đa là 500 USD, trong khi những NH khác ở châu Âu có mức tối thiểu chỉ 20-30 USD và tối đa chỉ 200 USD.

Sự “bắt tay” khởi đầu

Phó Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam, ông Phùng Khắc Kế, đồng ý với quan điểm của Phó Thống đốc NH Trung ương Nga, ông Melnikov Viktor Nikolaevich, trong việc thành lập “Tổ tư vấn” chuyên tư  vấn về quan hệ tín dụng giữa NH 2 nước, cũng như cung cấp, bổ sung  thông tin, kinh nghiệm  cho nhau ở mức độ cho phép. Về phía Việt Nam cũng như phía Nga cũng đã đồng ý với nhau trên nguyên tắc về việc nâng cấp tổ công tác Việt – Nga thành “Tiểu ban Việt – Nga” về hợp tác NH thuộc Ủy ban Liên chính phủ. Ông Melnikov Viktor Nikolaevich cho biết trước khi sang Việt Nam, ông đã trình vấn đề này lên Chính phủ Nga và đã được đồng ý. Vì vậy, sau cuộc họp này, phía NH Nga sẽ có văn bản gởi lên Thủ tướng Chính phủ Nga thành lập “tiểu ban”, cũng như yêu cầu trong Ủy ban Liên chính phủ phía Nga phải có đại diện của Bộ Kinh tế Nga. Tổ tư vấn sẽ nằm trong tiểu ban này, đại diện NH Việt Nam sẽ là VCB và phía Nga sẽ là NH Tiết kiệm Sberbank.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo