xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó kìm được cơn sốt giá cả

Gia Linh

Sự biến động bất thường của giá cả thị trường từ đầu năm tới nay đang là vấn đề thời sự nóng hổi. Liên tục đi ngược với quy luật tăng giá hằng năm, “cơn lốc” giá khiến mọi người đều giật mình khi nhìn lại. Thường thì chỉ số giá (CPI) chỉ tăng cao vào những tháng đầu năm sau đó giảm dần và đi vào quỹ đạo ổn định. Tuy nhiên, năm nay CPI tăng cao đến tận tháng 5, tháng 6 và lại đột biến tiếp vào tháng 7

Yếu tố chính đẩy chỉ số giá

Nhìn lại mức tăng giá của tháng 7 hầu hết các chuyên gia về giá đều thừa nhận là rất đáng báo động và không thể chủ quan. Bởi chỉ riêng tháng 7 CPI đã tăng 0,94% so với tháng 6-2007, mức tăng cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng cùng kỳ năm trước. Mức tăng này đã đưa chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2007 lên đến 6,19%, tăng cao gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2006.

Đáng chú ý giá tăng ở hầu hết các nhóm hàng hóa, nhưng có hai nhóm hàng có CPI tăng cao nhất là hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 1,59% (trong đó lương thực tăng 0,54%; thực phẩm tăng 2,29%)... Trong cơ cấu rổ hàng hóa của Việt Nam, tỉ trọng hàng lương thực thực phẩm chiếm một tỉ lệ khá lớn (trên dưới 42%). Mà các yếu tố này lại phụ thuộc rất nhiều vào khách quan nên chỉ cần nhóm hàng này lên xuống một chút cũng ảnh hưởng rất lớn đến CPI.

Theo ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước - Bộ Công Thương, chúng ta chưa có cách nào để can thiệp, tác động về cơ chế chính sách cho các mặt hàng này ổn định một cách hiệu quả. Chính phủ có thể kiểm soát được giá gạo trong nước thông qua việc điều tiết tiến độ xuất khẩu.

Tuy nhiên, những biến động giá thực phẩm thì cực kỳ khó khăn bởi ta không có địa chỉ, đối tượng để tác động. “Mặc dù chúng ta có pháp lệnh về giá niêm yết nhưng cũng rất khó để xác định rõ ràng bán thế nào là hợp lý, thế nào là tùy tiện nâng giá...”, ông Xuân thừa nhận.

Tất nhiên, giá lương thực thực phẩm chỉ là một trong những yếu tố cấu thành nên CPI. Ngoài ra, còn có nguyên nhân dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều làm tăng cung ngoại tệ, gây sức ép tăng giá đồng VN và làm tăng tổng phương diện thanh toán. Rồi từ đầu năm Nhà nước đã điều chỉnh tăng giá đối với một số loại vật tư đầu vào cơ bản của nền kinh tế như điện, xăng, than...

Căn nguyên của “cơn sốt” giá

Nhận thấy đã đến lúc báo động đỏ về sự tăng giá, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trực tiếp 11 bộ, ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, TP thực hiện ngay những giải pháp cụ thể để kiềm chế tốc độ tăng giá. Một biện pháp khá mạnh tay cũng đã được Bộ Tài chính tung ra là giảm thuế tới 50% hàng loạt các mặt hàng thiết yếu nhất đang sốt giá... Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thuế là giải pháp mạnh nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Giải pháp này chỉ triệt được phần ngọn của vấn đề tăng giá chứ không thể triệt được tận gốc.

Một câu hỏi đã được đặt ra là tại sao các nước trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng giá thế giới như VN và tốc độ phát triển của họ của tăng cao mà chỉ số lạm phát của họ không tăng quá cao như chúng ta? Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, có một thực tế đã tồn tại trong nền kinh tế nước ta, đó là tỉ lệ nhập khẩu của nhiều loại vật tư cơ bản quá cao như nhập xăng dầu 100%, phôi thép 60% - 70%, nguyên liệu cho thuốc chữa bệnh nhập khẩu đến 90%... Một nền kinh tế mà nguyên liệu đầu vào phụ thuộc quá cao như vậy thì dĩ nhiên, khi các mặt hàng này trên thế giới biến động, chắc chắn giá cả trong nước không thể không lung lay.

Phụ thuộc đầu vào là một lý do nhưng ông Thỏa cũng thừa nhận: Nguyên nhân sâu xa là do sức cạnh tranh của nền kinh tế kém nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Điều này có thể thấy ở chi phí sản xuất, giá thành sản xuất hay giá vốn của nhiều mặt hàng sản xuất trong nước cao hơn các nước trong khu vực. Trong khi đó các nước đã quen với giá thị trường, cơ chế giá không bao cấp, nên khi giá tăng tác động cũng không lớn như nước ta.

Cần cấu trúc lại thị trường

Ngay sau khi Bộ Tài chính tuyên bố giảm thuế nhập khẩu hàng loạt các mặt hàng thiết yếu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Thuế là một trong những yếu tố cấu thành giá nên đối với những mặt hàng còn phải nhập khẩu, Nhà nước quyết định giảm thuế mạnh có thể giảm giá trong nước. Tuy nhiên, chỉ các mặt hàng Nhà nước còn định giá thì giá sẽ giảm. Còn những mặt hàng Nhà nước để doanh nghiệp tự định giá thì phải có công cụ để kiểm soát chi phí.

Theo ông Võ Trí Thành, Trưởng Ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong thời gian tới cần có biện pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa thì mới có thể thành công trong chính sách kiềm chế giá.

Ngoài hàng loạt các chính sách về tiền tệ, tiền lương, chính sách vĩ mô... chúng ta cần nhìn lại nghiêm túc rằng: Một trong những nguyên nhân tăng giá thời gian qua là có sự độc quyền và độc quyền nhóm trong sản xuất, tiêu thụ đồng thời có sự câu kết làm giá ở cấp đại lý phân phối sản phẩm... Chính vì vậy rất cần một chính sách cấu trúc lại thị trường.

Nguyên giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại-Bộ Công thương Phạm Tất Thắng cũng cho rằng: Về lâu dài khi độ mở của nền kinh tế càng lớn thì càng cần quyết liệt xóa bỏ độc quyền, bao cấp thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh để thị trường phát triển bền vững.

Ngân hàng tài chính mở hết công suất “hút tiền” về

Trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao trong 7 tháng đầu năm thì tiền tệ được đánh giá là yếu tố quan trọng. Vì vậy, cùng với việc mua USD dự trữ, Ngân hàng Nhà nước cũng tích cực thông qua nghiệp vụ thị trường mở để rút tiền mặt ra khỏi lưu thông. Trong 6 tháng đầu năm, số tiền được rút ra khỏi lưu thông qua thị trường mở là 89.550 tỉ đồng.

Trao đổi với báo chí mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến khẳng định, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc bơm tiền ra thông qua các kênh tái cấp vốn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa điều chỉnh các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất cơ bản để ổn định lãi suất thị trường...

Cùng với kênh hút tiền của Ngân hàng Nhà nước, một kênh hút tiền nữa là Bộ Tài chính sẽ phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc. Bộ Tài chính đã nâng số lần phát hành trái phiếu lên 2 lần mỗi tuần. Dự kiến cả năm sẽ phát hành 35.000 tỉ đồng trái phiếu.

N.Lan

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo