xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương của người lao động có thể tăng 24% khi VN vào WTO

Tô Hà

Ngày 30-3 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức buổi toạ đàm có chủ đề: ảnh hưởng của việc VN gia nhập WTO đối với người lao động (NLĐ), xét ở một số khía cạnh xã hội.

Theo các chuyên gia, một trong những băn khoăn lớn của VN trong tiến trình gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) là mối lo ngại nảy sinh những thách thức về mặt xã hội. Đó là nguy cơ mất việc làm của một bộ phận người lao động, khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập…, nếu không được xem xét để ngăn chặn hoặc giảm bớt sẽ là mối đe doạ rất lớn đối với sự phát triển. Tuy nhiên những vấn đề này còn rất ít được nhắc tới trong khi thảo luận về lộ trình tham gia WTO của VN.

Nhiều cơ hội việc làm mới: Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung – Phó Ban Nghiên cứu thể chế kinh tế CIEM, hội nhập sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến NLĐ theo hướng được nhiều, mất ít, thông qua 2 kênh hội nhập chính là thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy mức độ mở cửa càng cao thì năng suất lao động càng cao và thu nhập của NLĐ sẽ tăng tương ứng. Dự báo khi gia nhập WTO, lương trung bình của NLĐ VN sẽ tăng 23-24%. Trong thương mại, xuất khẩu là kênh tạo việc làm chủ yếu cho NLĐ và được hưởng quyền lợi nhiều nhất là lao động nữ. Xét về tổng thể, gia nhập WTO không làm ảnh hưởng nhiều đến phân phối tiền lương nhưng sẽ làm doãng khoảng cách giữa lao động có kỹ năng và lao động không có tay nghề do nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng cao sẽ tăng lên.

Theo bà Dung, lao động trong khu vực tư nhân (phi chính quy) sẽ không giảm đi như mong muốn mà có xu hướng tăng lên. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, NLĐ phi chính quy ở VN đang bị phân biệt đối xử về nhiều mặt, thể hiện rõ nhất qua hệ thống các chính sách bảo hiểm xã hội. Đây là yếu tố đáng kể làm tăng nguy cơ bị bần cùng hoá ở một bộ phận NLĐ. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ sẽ rơi vào tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp do sự sàng lọc của quy luật cạnh tranh làm phá sản các DN yếu kém trong khu vực DN nhà nước.

Phát sinh tranh chấp lao động: Ông Đặng Quang Điều – Tổng liên đoàn lao động VN nhận định: từ khi có ĐTNN mới phát sinh đình công và tranh chấp khác trong quan hệ lao động. Chắc chắn mức độ tranh chấp sẽ cao hơn khi VN vào WTO nên cần đánh giá kỹ hơn cung – cầu lao động để điều chỉnh. Tiến sĩ Lê Xuân Bá – Phó Viện trưởng CIEM, cho rằng mức độ cạnh tranh khi gia nhập WTO có thể đẩy nhanh tốc độ “tụt xuống đáy” của NLĐ. Để chống lại sức ép cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí bằng các biện pháp bóc lột sức lao động của công nhân, cắt giảm các tiện nghi làm việc tối thiểu, vi phạm các quy định pháp lý về vệ sinh an toàn lao động. Tại VN gần đây đã xuất hiện các vụ việc liên quan đến nạn bạo hành đối với NLĐ tại các doanh nghiệp ĐTNN.

Theo ông Lê Xuân Bá, vấn đề về lao động và thị trường lao động không được đặt ra như một chương mục riêng trong lộ trình thực hiện WTO nhưng các khía cạnh cụ thể như lao động nữ, lao động trẻ em, baỏ đảm điều kiện làm việc cho NLĐ … lại luôn được chú ý. Đối với quốc gia chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh là lao động như VN thì vấn đề này đặc biệt nhạy cảm. Các đối thủ khác sẽ sử dụng các tiêu chuẩn về lao động như một thứ vũ khí lợi hại để cạnh tranh với VN.

Cần chú trọng chất lượng hệ thống công đoàn: Đây là một biện pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến NLĐ trong tiến trình hội nhập được CIEM khuyến nghị thực hiện. Theo Tổng liên đoàn lao động VN, hiện nay một tháng có khoảng 1.600 doanh nghiệp ra đời theo Luật doanh nghiệp nhưng số lượng đoàn viên mới không hề tăng lên. Thậm chí số lượng đoàn viên công đoàn có nguy cơ giảm đi. Nguyên nhân do nhiều DN phải chuyển đổi sở hữu, một số lao động phải chuyển sang khu vực khác nhưng chưa chắc đã gia nhập công đoàn nơi mới đến. Thực trạng này  đòi hỏi phải đổi mới vai trò của hệ thống công đoàn theo hướng kiện toàn cơ cấu, kết hợp đoàn viên mới, chú trọng chức năng bảo vệ NLĐ…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo