Người anh hùng dạy chữ giữa đại ngàn

28/10/2003 09:45 GMT+7

Cách đây hơn 20 năm, thầy giáo Hà Công Văn mới tốt nghiệp ra trường đã tình nguyện một mình lên dạy chữ cho người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị sống giữa mây ngàn xa tít tắp. Mới đây, thầy Hà Công Văn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động

Chủ tịch nước Trần Đức Lương vừa ký quyết định tặng danh hiệu cao quý- Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới cho thầy giáo Hà Công Văn. Đây là thầy giáo tiểu học đầu tiên ở vùng cao được nhận phần thưởng này.

Ngôi nhà sàn lợp bằng lá rừng của vợ chồng Anh hùng Lao động Hà Công Văn nằm ngay giữa đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Đăk Rông vào Tà Rụt.

Ngày làm rẫy, đêm đi dạy

Ngồi kể chuyện cũ, người dân sống giữa đại ngàn Trường Sơn vẫn còn nhớ hình ảnh ngày đầu tiên anh Hà Công Văn mới ra trường. Năm ấy, anh Văn tròn hai mươi tuổi, nước da trắng ngần như con gái. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Sư phạm Quảng Bình, anh tình nguyện đến dạy học ở xã Tà Long, rẻo cao của tỉnh Quảng Trị. Ngày đó, Tà Long đang là một nơi hết sức lạc hậu, chưa có người Kinh sinh sống, chỉ có người Vân Kiều, Pa Cô, bà con hầu hết đều mù chữ. Cầm quyết định trên tay, sau hơn ba ngày đi bộ, anh Hà Công Văn mới đến được xã Tà Long. Dân bản rất đỗi ngạc nhiên trước vị khách này. Anh Văn giải thích mãi, cuối cùng bà con mới hiểu, đó là người của Bác Hồ, có nhiệm vụ mang cái chữ của Bác lên dạy cho dân làng biết đọc, biết viết để mau thoát khỏi đói nghèo.

Khi mới đặt chân đến Tà Long, anh gặp rất nhiều khó khăn, muốn hòa nhập được với bà con, anh đã hóa thân trở thành người miền núi, cùng ăn, cùng ở với dân bản, phải học tiếng Vân Kiều, Pa Cô để thuyết phục bà con nghe theo mình. Anh quyết định bắt tay ngay vào công việc. Ban ngày bày họ cách trồng lúa nước, trồng rau, thâm canh hoa màu... Đêm về, thắp đuốc lội suối đến từng nhà vận động bà con cho con em mình đi học, nhưng may lắm cũng chỉ vận động được một vài em đi học. Không có nơi học hành, anh cùng bà con chặt tranh tre nứa lá làm trường. Giữa đại ngàn Trường Sơn sau bao nhiêu năm chiến tranh, lần ấy có được một lớp học 42 học sinh ca hát rộn vang cả núi rừng...

Mười lăm năm sau, anh lại được điều vào công tác ở một nơi xa hơn, đó là xã Húc Nghì. Đường vào Húc Nghì có nhiều đèo dốc hiểm trở. Quanh năm mây ngàn che kín các đỉnh núi với một màu lam trắng. Nhiều học sinh của thầy Văn phải đi bộ qua những ngọn núi cao mới đến được lớp học. Thương các em nhỏ, anh đã sáng tạo ra một mô hình trường nội trú vùng cao bằng cách vận động bà con kiếm gỗ rừng làm trường học. Có trường, thầy vào tận các bản xa xôi tìm những em có hoàn cảnh khó khăn đưa ra nuôi ăn học. Như đêm tối gặp đèn, nhiều người đã gùi gạo, cõng con đến trường giao hẳn cho thầy. Lúc ấy anh Văn vừa là thầy, vừa là anh, là cha của các em. Mỗi ngày học một buổi, buổi còn lại thầy trò ra rẫy tự sản xuất lương thực. Những em lớn cùng thầy chăn nuôi, trỉa lúa; các em nhỏ trồng rau, xuống suối bắt cá... Bằng đồng lương ít ỏi của mình thầy Văn dành dụm về đồng bằng mua sách vở, bút mực lên trang bị cho các em có học. Bao nhiêu tình thương của người cha anh đã dành hết cho những đứa học trò nghèo. Chỉ vài bát gạo, quả chuối, đu đủ, vài con cá dưới suối được câu về anh cũng chế biến thành một bữa ăn ngon cho học trò của mình.

Năm năm ở Húc Nghì, thầy Văn đã tự sản xuất, nuôi dạy 47 học sinh theo học hết cấp một. Lúc ấy, ở miền núi Quảng Trị chưa có trường trung học cơ sở, học sinh của thầy Văn học xong tiểu học phải ở nhà, muốn học lên nữa cũng không có lớp. Sau nhiều lần suy nghĩ, thầy quyết định mở “lớp nhô” đầu tiên cho toàn bộ khu vực (Học sinh học xong lớp 5 được tiếp tục học lên lớp 6 ngay tại trường tiểu học). Một số giáo viên tự nguyện đứng ra dạy học. Lớp 6 nhô đầu tiên của trường chỉ có 20 học sinh. Từ lớp học đầu tiên manh nha đó, đến bây giờ đã có hàng trăm em theo học các lớp 7, 8 và 9, ăn ở nội trú quanh năm tại trường. Nhờ sự kiên trì vận động của anh, ngoài việc dạy học các cấp, anh đã giúp xóa mù chữ cho bà con hàng chục xã ở vùng cao Quảng Trị biết đọc, biết viết cái chữ của Bác Hồ. Nhiều học sinh của thầy Văn giờ đã trở thành cán bộ cốt cán của địa phương.

Đọc thư nhà giữa rừng Trường Sơn

Đang kể chuyện, bỗng dưng thầy Văn chùng giọng xuống: “Ai chẳng có gia đình để nhớ để thương, nhưng vì đã lỡ yêu thương các học trò nghèo ở đây rồi, nên không đành bỏ các em về với đồng bằng”. Có lần người yêu tìm vào xã Húc Nghì thăm thầy Văn, do sống với bà con dân bản quá lâu ngày nên nước da, đầu tóc của thầy y hệt người miền núi. Gặp thầy Văn, chị Tuyên nhận không ra người yêu của mình, chị dừng lại hỏi đường đến Húc Nghì. Thầy Văn chỉ đường cho người yêu đến trước rồi mình về sau với học trò. Về đến trường, mọi người bảo thầy Văn đưa các em đi lao động ngoài rừng, chị Tuyên quay trở lại ôm lấy người yêu của mình mà khóc nức nở. Bây giờ anh chị đã cưới nhau thành vợ thành chồng. Nhớ lại ngày đó, chị Tuyên kể vui: “Anh đi quá lâu ngày đến nỗi màu da, giọng nói, nụ cười cũng mang màu rừng xanh”. Thế rồi, không mấy lần thầy Văn được về phép thăm vợ con. Vài năm thầy mới về nhà được một chuyến, chưa kịp thăm hết bà con, anh lại ra đi vì để các em nhỏ ở một mình giữa rừng thầy không yên lòng.

Trở về sống giữa rừng sâu, mỗi lần nhận được thư gia đình như được ai tặng quà. Mỗi lá thư người nhà gửi từ tỉnh Quảng Bình vào đến xã Húc Nghì mất hàng chục ngày mới đến. Khi thư đến tay phải mất thêm mấy hôm nữa, vì các bản lẻ cách nhau cả ngày đường đi bộ. Có khi cả tháng trời người đưa thư mới gộp lại tất cả rồi đến đưa thư cho anh một lần với hàng chục lá khác nhau. Lần đầu mới nhận thư, thầy đọc từ lá gửi đầu tiên đến lá thư cuối cùng. Sau đó, nhìn vào dấu bưu điện, thư nào gửi có thời gian gần nhất sẽ đem đọc trước. Cũng vì quá xa xôi cách trở, có dạo đầu năm 1993, thầy Văn đã nhận cùng lúc hai lá thư của người vợ, đọc xong thư anh không tin nổi vào mắt mình, thư báo tin con trai anh bị ốm và đã qua đời. Anh gục đầu xuống sàn nhà, học sinh cầm tay gọi thầy, anh mới tỉnh lại. Cả xã Húc Nghì đưa anh ra đường đón xe về quê, nhưng phải mất thêm ba ngày mới có một chuyến xe đi qua. Ngày anh về đến nhà cũng là lúc gia đình đã lo xong lễ bảy ngày cho đứa con trai xấu số của anh. Thương con, ngồi nói chuyện mà nhiều lần anh tự trách mình do quá ít về nhà nên con trai cũng không quen nổi mặt cha.

Hơn hai mươi bảy năm sống giữa rừng nuôi dạy học trò, nhiều lúc người ta nghi ngờ lòng tốt của anh, bởi vì trước đó chưa có ai dám hy sinh cả tuổi thanh xuân, gia đình của mình. Bỏ qua tất cả, thầy Văn chỉ quan tâm: “Còn rất nhiều học trò nghèo khổ muốn được học cái chữ Bác Hồ, mình phải dạy học để nhiều con em dân tộc Vân Kiều, Pa Cô mang họ Bác vượt qua được đói nghèo, tăm tối”. Bây giờ thầy đang giữ trọng trách là hiệu trưởng Trường Tiểu học vùng cao Húc Nghì, huyện Đăk Rông. Ngôi trường cho các em học đã được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang hơn. Nhưng chừng đó cũng chưa đủ để bù đắp được nỗi nhọc nhằn. Nhận xét về thầy Văn, ông Lê Khước, Trưởng Ban Dân tộc & Miền núi tỉnh Quảng Trị, nói: “Thầy Hà Công Văn là một điển hình trong phong trào thi đua yêu nước xây dựng Tổ quốc trong thời kỳ đất nước đổi mới. Mấy chục năm qua, anh đã cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình, góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục miền núi Quảng Trị không ngừng khởi sắc. Trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay, rất cần có những con người như thầy giáo - Anh hùng Lao động Hà Công Văn”.

Hai mươi bảy năm của một đời người rồi cũng qua, “tài sản” anh Hà Công Văn để lại cho đất nước đó là hàng ngàn người Vân Kiều, Pa Cô trên rẻo cao Trường Sơn được học cái chữ của Bác Hồ để bà con có thêm điều kiện vươn lên hòa nhập với cộng đồng các dân tộc anh em.

Bây giờ là tháng tám, những ngày hè nặng nhọc giúp gia đình băng rừng tìm măng giang của học sinh miền núi đã gần kết thúc, một năm học mới sắp bắt đầu. Anh hùng Lao động Hà Công Văn lại phải lặn lội đến từng bản xa gọi các em học sinh đến tựu trường. Tạm biệt anh Hà Công Văn giữa đại ngàn Trường Sơn, tôi lên xe và chỉ mất hai giờ sau đã về đến phố thị Đông Hà. Cũng đoạn đường ấy, nhưng hai mươi bảy năm trước anh Hà Công Văn phải đi bộ mất ba ngày đường mới đến nơi.

Viết bình luận

Đọc thêm

Xem theo ngày
Tung tin Song Hye Kyo là gái bao, bị phạt tiền

Tung tin Song Hye Kyo là gái bao, bị phạt tiền

Tung tin Song Hye Kyo là gái bao, bị phạt tiền 19:40

(NLĐO) - Những cư dân mạng đã tung tin vu khống nữ diễn viên xinh đẹp xứ kim chi Song Hye Kyo là gái bao đã phải nhận mức phạt khá nặng.

Johnny Depp hết lời ca ngợi vợ sắp cưới

Johnny Depp hết lời ca ngợi vợ sắp cưới

Johnny Depp hết lời ca ngợi vợ sắp cưới 11:51

(NLĐO) - “Cướp biển” Johnny Depp tiếp tục dành “những lời có cánh” cho vợ sắp cưới Amber Heard.

Sao "lỗ thê thảm" khi lao vào kinh doanh!

Sao "lỗ thê thảm" khi lao vào kinh doanh!

Sao "lỗ thê thảm" khi lao vào kinh doanh! 11:50

(NLĐO) - Câu chuyện kinh doanh thua lỗ của NSƯT Chánh Tín, nghệ sĩ hài Hoàng Lan và trước đó là ca sĩ Siu Black với quán cà phê... không phải là chuyện hiếm trong làng giải trí thế giới. Bởi thực tế, showbiz từng chứng kiến nhiều tên tuổi lẫy lừng nhưng khi lao vào kinh doanh không tránh khỏi cảnh lỗ nặng, thậm chí phá sản.

Ca sĩ Thảo Trang bị cướp giật túi xách

Ca sĩ Thảo Trang bị cướp giật túi xách

Ca sĩ Thảo Trang bị cướp giật túi xách 16:37

(NLĐO) - Nữ ca sĩ trẻ Thảo Trang bị cướp giật túi xách té ngã dập răng, trầy xước ngoài da.

Orlando Bloom hớn hở cùng con trai đi nhận sao

Orlando Bloom hớn hở cùng con trai đi nhận sao

Orlando Bloom hớn hở cùng con trai đi nhận sao 10:47

(NLĐO) - Nam diễn viên điển trai Orlando Bloom được vinh danh trên Đại lộ danh vọng Hollywood ngày 2-4. Anh dẫn theo con trai Flynn để chung niềm hạnh phúc của mình.

Thiết kế bikini cho trẻ, Liz Hurley bị chỉ trích dữ dội

Thiết kế bikini cho trẻ, Liz Hurley bị chỉ trích dữ dội

Thiết kế bikini cho trẻ, Liz Hurley bị chỉ trích dữ dội 10:43

(NLĐO) - Nữ diễn viên kiêm người mẫu nổi tiếng xứ sương mù Liz Hurley (hay còn gọi Elizabeth Hurley) lại bị chỉ trích dữ dội khi sử dụng Twitter quảng bá bộ sưu tập bikini cho trẻ em gây tranh cãi của mình.

Diễm Hương lo sợ sau khi tố cáo "bị chồng hành hung"

Diễm Hương lo sợ sau khi tố cáo "bị chồng hành hung"

Diễm Hương lo sợ sau khi tố cáo "bị chồng hành hung" 19:52

Hoa hậu vừa gửi đơn và tung ra các bằng chứng khẳng định cô bị chồng cũ đánh đập. Hiện cô hoang mang vì cơ quan chức năng chưa vào cuộc điều tra.

Kim “siêu vòng ba”  bỏ chạy vì bị voi trêu

Kim “siêu vòng ba” bỏ chạy vì bị voi trêu

Kim “siêu vòng ba” bỏ chạy vì bị voi trêu 17:02

(NLĐO) - Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian (còn gọi là Kim "siêu vòng ba") vốn khoái chụp ảnh tự sướng nên cô không bỏ qua cơ hội được chụp ảnh cùng voi trong chuyến đi nghỉ cùng gia đình ở Thái Lan. Tuy nhiên, lần này, Kim phải bỏ chạy cuống quýt khi bị voi trêu đùa tóc.

Hồ Ngọc Hà bức xúc chuyện Anh Thúy lừa dối

Hồ Ngọc Hà bức xúc chuyện Anh Thúy lừa dối

Hồ Ngọc Hà bức xúc chuyện Anh Thúy lừa dối 11:46

(NLĐO) - Nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà - một trong những giám khảo của chương trình truyền hình thực tế The X-Factor - Nhân tố bí ẩn ca thán trên Facebook về cú lừa ngoạn mục của ca sĩ Anh Thúy, cũng chính là thí sinh Huyền Minh.

Brad Pitt “điên cuồng” làm việc

Brad Pitt “điên cuồng” làm việc

Brad Pitt “điên cuồng” làm việc 10:34

(NLĐO) - Brad Pitt không để bản thân có một giây phút ngơi nghỉ nào và đang thương thảo tham gia một phim khác về thế chiến II chỉ một thời gian ngắn sau khi kết thúc vai diễn trong phim "Fury".

Xem thêm