Nhớ thầy, tấm gương lao động vô song

28/10/2003 09:48 GMT+7

Giá như thầy tôi - Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân - cố thêm cho chỉ một năm, vội chi mà thầy đã ra đi vào tuổi 99, tôi cứ lẩn thẩn với những tiếc nuối khôn nguôi về một con người đã là chứng nhân của cả một giai đoạn lịch sử mà sức nhớ và sức viết của ông khiến ông gần như một pho sử sống

Thế là nỗi lo khắc khoải đã thành sự thật, thầy của chúng tôi đã ra đi. Chúng tôi cứ nhẩm tính với nhau và hồi hộp chờ ngày được đến mừng thọ một trăm tuổi của thầy. Không nói hết ra, nhưng cả bọn chúng tôi đều khắc khoải, sợ cái ngày mong đợi ấy khó đến vì qua Lân Dũng, có nhiều triệu chứng bất ổn. Nhưng biết đâu, vẫn hãy cứ hy vọng khi có quyền và có chút ít bấu víu vào để mà hy vọng. “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”, mà thầy của chúng tôi thì vô địch về nghị lực rèn luyện thân thể. Cụ có lần nói với tôi: “Tập thể dục xong là tôi tắm nước lạnh, rét mấy cũng không tắm nước nóng”. “Thưa thầy, nhưng con nghĩ là với tuổi của thầy thì tắm nước nóng thì tốt hơn chứ ạ”. “Cũng có thầy thuốc khuyên tôi vậy, chính cụ Khuê cũng nhắc tôi là nên tắm nước nóng, nhất là dùng khăn thấm nước nóng xoa đều khắp thân thể cũng là cách tập thể dục, nhưng tôi xoa bằng khăn thấm nước lạnh, làm cho cơ thể nóng lên cũng thấy tốt, mà có khi tôi thấy còn tốt hơn vì tôi đã tự rèn được cho mình một thói quen chịu được lạnh”. Tôi nghĩ, chính nghị lực ấy giúp cho thầy tôi có sức làm việc dẻo dai, năm 90 tuổi còn bắt tay vào công việc soạn bộ Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam để cho năm cụ 95 tuổi thì hoàn thành được bộ sách. Nhưng cụ vẫn chưa dừng ở đó. Tấm gương lao động ấy có lẽ cần đưa vào kỷ lục của đời người cầm bút, chí ít là của Việt Nam.

Khi người thầy tôn trọng học trò...

Tôi được học thầy không nhiều, hầu như chỉ có năm tiết học hồi ở Khu Học xá Trung ương năm 1951. Ấy vậy mà mãi gần 50 năm sau, có lần nhắc đến một sự kiện mà thầy nói trên lớp dạo ấy, dường như cụ có ý đính chính lại một nhận định. Đấy là lúc mà tôi tình cờ nhận một nhiệm vụ được làm việc cùng với cụ trong Hội đồng Tư vấn về khoa học và giáo dục của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Hôm ấy, tôi cứ bần thần mãi không nói được nên lời chỉ cứ “dạ, dạ” rồi cúi chào ra về.

Và rồi, tôi ngẫm ra một điều: Trong sâu thẳm đạo lý Việt Nam, nghĩa thầy trò thật sâu nặng. Thậm chí, có một lô-gích nào đó khiến người ta đặt “thầy” trước cả “cha”! (cũng như ngược lại, trong không ít gia đình, con cái dùng tiếng “thầy” để gọi và nói về “cha” của mình). Nhân đây xin kể một kỷ niệm nhỏ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi. Được cùng làm việc với cụ, trong khi tôi cung kính xưng “con” và “thưa thầy”, thì chính cụ lại cứ gọi tôi là “ông”, nếu không “ông” thì lại gọi là “giáo sư” và xưng là “chúng tôi”. Có lần, ngượng quá, tôi thưa với thầy: “Dạ xin thầy cứ gọi tên con, hoặc cùng lắm là gọi “anh” thôi ạ”.

Cụ chậm rãi nói trong nụ cười hiền từ: “Đâu phải là tôi làm cho ra khách khí và câu nệ. Mà là tôi tôn trọng chính tôi khi tôi cùng làm việc với học trò của tôi. Người thầy khi tôn trọng học trò của mình, chính là tôn trọng mình đấy thôi”. Mà quả thật, mặc dầu thầy tôi xưng, gọi với tôi như thế, tôi vẫn thấy mình bé bỏng trước thầy và niềm tôn kính thầy như càng được nồng đượm hơn. Có lần, cụ bảo tôi: “Tôi có việc nhờ ông, tuần sau tôi phải có bản góp ý với Hội đồng Giáo dục của Nhà nước về chất lượng giáo dục. Đầu tư cho giáo dục của mình quá thấp. Tôi đã nói nhiều lần nhưng chưa có tác dụng, lần này tôi sẽ nói quyết liệt hơn, nhưng muốn thế thì phải có số liệu. Ông là viện trưởng thì chắc có cả bộ máy giúp việc để tìm gấp những số liệu về đầu tư cho giáo dục ở các nước. Trong mấy ngày tới, càng sớm càng tốt, ông cho tôi số liệu của các nước đã phát triển, các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ASEAN cạnh ta về đầu tư cho giáo dục và so sánh với đầu tư cho khoa học, đầu tư cho kinh tế”.

Biết là gay rồi đây, nhưng không thể nào thoái thác lời yêu cầu đó. “Bộ máy giúp việc” để làm ngay cho điều này thì tự tôi biết quá rõ rồi. Mà chất lượng của thông tin để trình với cụ thì không thể lơ mơ được vì tôi biết rõ sức đọc, sức nghĩ của thầy tôi - pho từ điển sống! Có lẽ trong gần một tuần lễ ấy, tóc trên đầu còn sợi nào chưa bạc cũng đã kịp bạc nốt. Thủ trưởng cả mấy cấp, kể cả cấp “to” nhất có lệnh cho tôi thì sức mấy mà khiến tôi phải làm việc cật lực đến như thế. Nhưng đây là thầy tôi cần, và cái bổn phận làm học trò trong tôi vừa như giục giã, vừa như thử thách, vừa như một sự động viên cao cả. Thế rồi, hôm mang kết quả đến trình thầy, tôi như sống lại tuổi học trò vào phút giây nộp bài thi!

Một nỗi âu lo

Trong con người ấy thường trực một nỗi âu lo về nền giáo dục của nước nhà. Tôi nghiệm ra một điều, là Ủy viên Đoàn Chủ tịch của Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ở cương vị ấy, đã không phát biểu thì thôi, chứ nếu đã phát biểu thì từ câu đầu cho đến câu cuối của thầy tôi là vấn đề giáo dục! Tôi nhớ có lần, anh Lê Quang Đạo, là chủ tịch mặt trận lúc ấy, trực tiếp làm việc với hai thầy trò chúng tôi, đã nói đùa: “Cụ Lân đã nói, lại thêm có học trò tiếp sức thì hôm nay không biết tôi còn xoay xở vào đâu được đây”. Trên xe về nhà, cụ còn tiếc là vẫn chưa nói được hết những điều định nói: “Ông cứ nghĩ mà xem, khi mà thầy cô giáo chìa tay nhận học phí của học sinh, rồi giục học sinh nộp học phí thì chức năng thiêng liêng của người thầy giáo đã mất sự thiêng liêng ấy. Ông nghĩ xem, vì cái lý gì mà trong nhà trường trước đây, người ta đặt ra ông “giám thị” nhằm gánh cho người thầy giáo những việc không cần đến chức năng cao quý của người thầy. Tôi muốn kiến nghị rất cụ thể về chuyện này, và đã có chuẩn bị giải pháp, nhưng sợ nói nhiều quá, ông ấy lại thấy loạn cả lên, vấn đề chính cần tập trung sẽ loãng ra. Thôi, để lần sau tôi lại phát biểu vậy, nếu không có dịp làm việc riêng, tôi sẽ chuyển qua anh Túc gửi đến đồng chí Lê Quang Đạo những kiến nghị cụ thể ấy”. Cụ tỏ ý phàn nàn là Hội đồng Tư vấn về khoa học và giáo dục của mặt trận còn hoạt động quá hình thức. Tôi tự thấy hổ thẹn cho riêng mình về lời phàn nàn của thầy tôi, có thể là cụ muốn phê bình tôi một cách tế nhị, tôi ngồi lặng yên không dám nói gì trong câu chuyện trao đổi hôm ấy.

Suốt đời vì sự nghiệp giáo dục

Cái bệnh “hình thức” thì không riêng gì cái “hội đồng” này, chỉ có điều với tâm trạng của người chạy đuổi thời gian mà chặng đường của vài năm nữa đến tuổi 100 lại đòi phải tăng tốc thì lời cụ trách quở có sức nặng của một cái gì đó lớn hơn cả sự quở trách. Nếu có ai đó cho rằng đến tuổi “hưu” thì hình như đã có thể tự cho phép mình “lão giả an chi” thì bậc trí giả ngồi trước tôi đây đã quá cái tuổi “hưu” ấy đến gần 40 năm mà vẫn đau đáu một nỗi niềm khôn nguôi đối với cái “quốc sách hàng đầu” đang ngày càng sút kém và quyết không chịu ngồi yên trước thực trạng ấy. Có lần tôi trót dại nói với cụ: “Thưa thầy, khó lắm ạ, lắm lúc cũng đành bó tay”. “Bó thế nào?”. Đây là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần duy nhất cụ cao giọng quát lại tôi: “Ông mà cũng nói thế thì rồi những ai đây xắn tay áo lên mà lao vào cuộc đây. Khó thì bỏ sao, mà đâu chỉ chuyện này là khó. Còn bao chuyện khó tày đình mà rồi dân ta vẫn làm được đấy thôi. Chưa nhắm mắt xuôi tay là tôi còn nói chuyện này vì đây là chuyện đáng nói hơn cả”. Tôi chợt nhớ đến câu nói của nhà văn hóa Phạm Văn Đồng: “Trọng học vấn và trọng nhân tài vì đó là của quý không gì thay thế được của một nước, một dân tộc. Có nó thì có tất cả, thiếu nó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá”. Quả thật, thiếu nó thì “cái còn lại còn gì là đáng giá”, tôi càng hiểu hơn sự quyết liệt của thầy tôi, một ông già gần đến tuổi 100 vẫn không lơi suy nghĩ về những giải pháp chấn hưng giáo dục, dốc chút hơi sức còn lại của một đời người cho sự nghiệp cao cả đó.

Chính vì thế mà tôi nghĩ “lớn hơn cả sự quở trách” điều mà thầy của tôi nung nấu. Đây là sự phẫn nộ của một nhà giáo đã là người thầy của nhiều thế hệ. Con người ấy bằng sự trải nghiệm của một đời người dài bằng cả thế kỷ, hiểu rất rõ cái mà dân tộc này cần để mà đối mặt với thế giới, đó là học vấn, là trí tuệ, là hiền tài. Bằng tấm gương lao động vô song của mình, cụ đã dạy cho nhiều thế hệ học trò biết sống một cuộc sống có ích bởi chính bàn tay và khối óc của mình. Bằng niềm ưu tư và sự phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cụ đang giục giã các học trò của mình không đầu hàng trước khó khăn, phải góp phần vào sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Và tôi chắc là tất cả học trò của thầy đều hứa với thầy như vậy!

Viết bình luận

Đọc thêm

Xem theo ngày
Tung tin Song Hye Kyo là gái bao, bị phạt tiền

Tung tin Song Hye Kyo là gái bao, bị phạt tiền

Tung tin Song Hye Kyo là gái bao, bị phạt tiền 19:40

(NLĐO) - Những cư dân mạng đã tung tin vu khống nữ diễn viên xinh đẹp xứ kim chi Song Hye Kyo là gái bao đã phải nhận mức phạt khá nặng.

Johnny Depp hết lời ca ngợi vợ sắp cưới

Johnny Depp hết lời ca ngợi vợ sắp cưới

Johnny Depp hết lời ca ngợi vợ sắp cưới 11:51

(NLĐO) - “Cướp biển” Johnny Depp tiếp tục dành “những lời có cánh” cho vợ sắp cưới Amber Heard.

Sao "lỗ thê thảm" khi lao vào kinh doanh!

Sao "lỗ thê thảm" khi lao vào kinh doanh!

Sao "lỗ thê thảm" khi lao vào kinh doanh! 11:50

(NLĐO) - Câu chuyện kinh doanh thua lỗ của NSƯT Chánh Tín, nghệ sĩ hài Hoàng Lan và trước đó là ca sĩ Siu Black với quán cà phê... không phải là chuyện hiếm trong làng giải trí thế giới. Bởi thực tế, showbiz từng chứng kiến nhiều tên tuổi lẫy lừng nhưng khi lao vào kinh doanh không tránh khỏi cảnh lỗ nặng, thậm chí phá sản.

Ca sĩ Thảo Trang bị cướp giật túi xách

Ca sĩ Thảo Trang bị cướp giật túi xách

Ca sĩ Thảo Trang bị cướp giật túi xách 16:37

(NLĐO) - Nữ ca sĩ trẻ Thảo Trang bị cướp giật túi xách té ngã dập răng, trầy xước ngoài da.

Orlando Bloom hớn hở cùng con trai đi nhận sao

Orlando Bloom hớn hở cùng con trai đi nhận sao

Orlando Bloom hớn hở cùng con trai đi nhận sao 10:47

(NLĐO) - Nam diễn viên điển trai Orlando Bloom được vinh danh trên Đại lộ danh vọng Hollywood ngày 2-4. Anh dẫn theo con trai Flynn để chung niềm hạnh phúc của mình.

Thiết kế bikini cho trẻ, Liz Hurley bị chỉ trích dữ dội

Thiết kế bikini cho trẻ, Liz Hurley bị chỉ trích dữ dội

Thiết kế bikini cho trẻ, Liz Hurley bị chỉ trích dữ dội 10:43

(NLĐO) - Nữ diễn viên kiêm người mẫu nổi tiếng xứ sương mù Liz Hurley (hay còn gọi Elizabeth Hurley) lại bị chỉ trích dữ dội khi sử dụng Twitter quảng bá bộ sưu tập bikini cho trẻ em gây tranh cãi của mình.

Diễm Hương lo sợ sau khi tố cáo "bị chồng hành hung"

Diễm Hương lo sợ sau khi tố cáo "bị chồng hành hung"

Diễm Hương lo sợ sau khi tố cáo "bị chồng hành hung" 19:52

Hoa hậu vừa gửi đơn và tung ra các bằng chứng khẳng định cô bị chồng cũ đánh đập. Hiện cô hoang mang vì cơ quan chức năng chưa vào cuộc điều tra.

Kim “siêu vòng ba”  bỏ chạy vì bị voi trêu

Kim “siêu vòng ba” bỏ chạy vì bị voi trêu

Kim “siêu vòng ba” bỏ chạy vì bị voi trêu 17:02

(NLĐO) - Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian (còn gọi là Kim "siêu vòng ba") vốn khoái chụp ảnh tự sướng nên cô không bỏ qua cơ hội được chụp ảnh cùng voi trong chuyến đi nghỉ cùng gia đình ở Thái Lan. Tuy nhiên, lần này, Kim phải bỏ chạy cuống quýt khi bị voi trêu đùa tóc.

Hồ Ngọc Hà bức xúc chuyện Anh Thúy lừa dối

Hồ Ngọc Hà bức xúc chuyện Anh Thúy lừa dối

Hồ Ngọc Hà bức xúc chuyện Anh Thúy lừa dối 11:46

(NLĐO) - Nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà - một trong những giám khảo của chương trình truyền hình thực tế The X-Factor - Nhân tố bí ẩn ca thán trên Facebook về cú lừa ngoạn mục của ca sĩ Anh Thúy, cũng chính là thí sinh Huyền Minh.

Brad Pitt “điên cuồng” làm việc

Brad Pitt “điên cuồng” làm việc

Brad Pitt “điên cuồng” làm việc 10:34

(NLĐO) - Brad Pitt không để bản thân có một giây phút ngơi nghỉ nào và đang thương thảo tham gia một phim khác về thế chiến II chỉ một thời gian ngắn sau khi kết thúc vai diễn trong phim "Fury".

Xem thêm