Nuôi gà H’Mông giữa đồng bằng

thanh
19/01/2010 01:29 GMT+7

Một nông dân ở ĐBSCL dám “lận” trong người 50 triệu đồng khăn gói ra tận Hà Nội tìm mua giống gà H’Mông có nguồn gốc từ vùng núi Tây Bắc để đem về nuôi

Ông là Nguyễn Văn Lai (ngụ ấp Chánh Hòa, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) nhưng mọi người thường quen gọi với cái tên rất miệt vườn là “Ba Chuối”.


Ông Ba Chuối bên đàn gà giống Ai Cập để nhân giống gà H’Mông

 

Học nuôi gà qua internet


Ông Ba Chuối cho biết: “Việc tôi “bén duyên” với con gà H’Mông là rất tình cờ. Đầu năm 2009, tôi nghe bạn bè nói về giống gà này rất nhiều. Cùng lúc đó, thằng em bà con của tôi ở bên Úc về chơi, sau khi ăn gà H’Mông, cho biết thịt gà H’Mông  rất ngon, giá bán lại cao nên bảo tôi nuôi thử”.


Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Ba Chuối nảy ý tưởng tại sao mình không lên mạng tìm kỹ thuật nuôi gà H’Mông. Nhưng ngặt nỗi, ông Ba Chuối từ nhỏ đến lớn chỉ quen với cái cày, cây cuốc, chăm sóc ruộng vườn chứ chưa một lần chạm tay vào bàn phím máy vi tính thì làm sao lên mạng. Ông thật thà kể: “Cái gì không biết thì mình đi học, thế là mỗi tối, tôi lên tận TP Vĩnh Long để học vi tính. Vào lớp học, mọi người nhìn mình như nhìn... “người ngoài hành tinh”. Cả lớp, kể cả cô giáo ai cũng hỏi tôi già rồi, học vi tính để làm gì. Tôi thú thật  học để lên mạng tìm thông tin mua giống gà H’Mông về nuôi. Thế là cả lớp cười ầm lên”.


Vậy mà sau 15 ngày làm quen với máy vi tính, ông Ba Chuối đã có thể lướt net rành rọt. Từ đó, suốt ngày, ông ra tiệm internet để tìm nơi cung cấp gà giống H’Mông.


Gà H’Mông đi máy bay


Biết chuyện ông phải ra tận Hà Nội để mua gà, cả xóm ai cũng bảo ông chơi ngông, bị “khùng”. Bỏ ngoài tai tất cả, gom góp được khoảng 50 triệu đồng, ông Ba Chuối đón xe ra Hà Nội. Do lần đầu tiên đặt chân đến thủ đô, mọi thứ đều lạ lẫm với ông. Phải mất 5 ngày ở Hà Nội, ông Ba Chuối mới tìm được nơi bán gà giống H’Mông. Ông kể vui: “Nghe nói giọng đặc sệt miền Tây và biết ý định của tôi ra miền Bắc chỉ để mua giống gà H’Mông về nuôi, ông chủ bán gà trố mắt nhìn tôi thật lâu”.

Gà giống thì đã có nhưng khâu vận chuyển lại gặp khó khăn. Nếu vận chuyển bằng đường bộ thì không an toàn do quãng đường quá xa. Cuối cùng, ông Ba Chuối chọn phương án vận chuyển gà bằng đường hàng không là thuận tiện nhất, tuy chi phí hơi cao. Chuyến đi này, ông mua 3.000 con giống, bao gồm cả chi phí vận chuyển thì mỗi con có giá 15.000 đồng.


Cung không đủ cầu    


Ông Ba Chuối cho biết tỉ lệ gà con hao hụt khi về đến Vĩnh Long chỉ khoảng 2%. Vốn có sẵn kinh nghiệm nhiều năm nuôi gà công nghiệp, ông chẳng gặp mấy khó khăn trong nuôi dưỡng đàn gà H’Mông.    


Cũng theo ông Ba Chuối, giống gà H’Mông rất dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bị bệnh hơn so với gà ta, gà Tàu. Nuôi 4 tháng, gà đạt khoảng 1,2 kg. Đến khi gà lớn, ông Ba Chuối lại một mình đi liên hệ tìm đầu ra. Lúc đầu, ông gặp rất nhiều khó khăn do chẳng mấy người biết đến giống gà H’Mông. Ông đi suốt cả tuần, in danh thiếp đem đi chào hàng khắp các nhà hàng ở Vĩnh Long và Cần Thơ.


Ông Ba Chuối phấn khởi khoe rằng sau thời gian chào hàng, một thương lái ở tận TPHCM xuống “hốt” 700 con gà H’Mông thịt với giá bán từ 80.000-85.000 đồng/kg. Lứa gà đầu tiên ông đã xuất chuồng gần hết. Ông suy nghĩ chẳng lẽ phải ra tận Hà Nội để mua con giống. Thế là ông lên mạng tìm hiểu về kỹ thuật, quy trình nhân giống gà H’Mông. Nắm được kỹ thuật, ông mua 200 con gà mái Ai Cập làm gà “nái”, lai tạo với gà trống giống H’Mông.

Ông Ba Chuối lý giải: Việc không nhân giống giữa gà mái và gà trống H’Mông với nhau là vì gà thuần chủng đã nhẹ cân, nếu lai tạo tiếp, gà càng nhỏ, nhiều khi lại bị đồng huyết sẽ cho ra con giống không tốt. Trong khi đó, gà mái Ai Cập cũng có thịt đen, trọng lượng mỗi con nặng khoảng 4 kg. Vì thế, cho hai giống gà này lai với nhau sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.


Hiện nay, số gà mái giống của ông Ba Chuối đang đẻ khoảng 100 trứng/ngày. Ông Ba Chuối đã mang 300 trứng gửi đi ấp. Theo ông, với đà này, mỗi tuần sẽ có 500 con gà giống cung cấp cho bà con. Ông đã nhân rộng mô hình nuôi gà H’Mông cho 6 thành viên trong xã và đang ấp ủ ý định thành lập hợp tác xã hoặc hội nuôi gà H’Mông để làm nơi cung cấp con giống, hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi gà H’Mông cho bà con.


Ông Ba Chuối phấn chấn: “Con gà H’Mông bước đầu mang lại hiệu quả cao, giá cả lại ổn định. Bình quân, giá bán gà H’Mông cao hơn gà thường khoảng 10.000 đồng/kg. Trong khi chi phí nuôi gần như nhau. Mới đây, một thương lái ở TPHCM gọi điện thoại cho biết sẵn sàng ký hợp đồng mỗi tuần mua 500 con gà H’Mông thịt nhưng tôi chưa dám nhận lời vì sợ không đủ gà cung cấp”.

    

Giá trị dinh dưỡng cao

Qua kết quả khảo sát và thử nghiệm của Trung tâm Khoa học-Sản xuất vùng Tây Bắc, Viện Chăn nuôi Quốc gia cho thấy: Gà H’Mông là một giống gà quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Gà H’Mông thuộc nhóm gà da đen, thịt đen, đặc biệt là lượng mỡ rất ít, thịt dai, chắc, thơm.


TS Võ Văn Sự, Trưởng Khoa Động vật quý hiếm-Viện Chăn nuôi quốc gia, cho rằng: Về mặt dinh dưỡng, gà H’Mông giá trị gấp nhiều lần so với gà ác. Người vùng cao Tây Bắc có món ăn truyền thống là gà H’Mông tiềm thuốc bắc dành để tẩm bổ cho những người ốm yếu.

Do thịt gà H’Mông có hàm lượng axít amin cao nên được sử dụng để bồi dưỡng cơ thể, chữa bệnh suy nhược cơ thể, lượng cholesterol thấp, trong khi lượng axít linoleic cao có giá trị chữa bệnh tim mạch. Mật gà được dùng chữa bệnh ho cho trẻ em, xương gà được nấu thành cao chữa bệnh run tay, chân...

Viết bình luận

Đọc thêm

Xem theo ngày

Tập trung phát triển Đảng trong công nhân

Tập trung phát triển Đảng trong công nhân 21:12

Sáng 7-12, LĐLĐ TP HCM đã triển khai kế hoạch kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2014).

Thuần hóa thú hoang

Thuần hóa thú hoang

Thuần hóa thú hoang 20:46

Kiên trì theo đuổi niềm đam mê, ông Cao Thanh Long đã thành công trong việc thuần hóa, bảo tồn động vật hoang dã

Thoát nghèo nhờ kẹp tóc

Thoát nghèo nhờ kẹp tóc

Thoát nghèo nhờ kẹp tóc 20:58

Từ 2 bàn tay trắng, bằng sự nhẫn nại và óc sáng tạo, chị Hồng đã vươn lên ngoạn mục

Ấm áp ngày hội người khuyết tật

Ấm áp ngày hội người khuyết tật

Ấm áp ngày hội người khuyết tật 20:56

Sáng 30-11, tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, gần 6.000 người khuyết tật trên địa bàn TP HCM và 14 tỉnh, thành lân cận đã tham gia “Ngày hội thiện tâm nhân ái” do Sở LĐ-TB-XH phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội Nạn nhân chất độc da cam - dioxin, Hội Chữ thập đỏ và Thành đoàn TP HCM tổ chức.

Tôn vinh cán bộ nữ công tiêu biểu

Tôn vinh cán bộ nữ công tiêu biểu

Tôn vinh cán bộ nữ công tiêu biểu 20:54

Sáng 30-11, Công đoàn (CĐ) Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn đã tổ chức hội nghị biểu dương cán bộ nữ công tiêu biểu.

Vắt chanh bỏ vỏ

Vắt chanh bỏ vỏ

Vắt chanh bỏ vỏ 20:11

Là nhân viên giỏi và có nhiều đóng góp cho đơn vị suốt 8 năm nhưng lại bị công ty lấy lý do tái cấu trúc, thay đổi các chức danh để điều chuyển, hạ lương, gây khó đủ điều

Thỏa thuận... kèo trên!

Thỏa thuận... kèo trên!

Thỏa thuận... kèo trên! 21:10

Chuyện thương lượng, thỏa thuận chỉ xảy ra với những người xuất sắc, còn người lao động bình thường chỉ biết chấp nhận các quy định của công ty đưa ra

Thổi hồn cho đồ gỗ

Thổi hồn cho đồ gỗ

Thổi hồn cho đồ gỗ 21:25

Tinh thần cầu tiến, khả năng sáng tạo cùng với nỗ lực tự thân đã giúp ông Phạm Văn Ba, Giám đốc Công ty TNHH Gỗ Danh mộc Ba Sơn, thoát nghèo và thành danh

Ba đời làm giò chả

Ba đời làm giò chả

Ba đời làm giò chả 19:58

Không chỉ theo đuổi nghề truyền thống của gia đình, ông Mạnh còn tận tình truyền nghề cho ai có nhu cầu

Tưng bừng Ngày hội Việc làm Bách khoa

Tưng bừng Ngày hội Việc làm Bách khoa

Tưng bừng Ngày hội Việc làm Bách khoa 20:07

Gần 3.000 sinh viên đã dự Ngày hội Việc làm Bách khoa 2013, do Trường Đại học Bách khoa TP HCM tổ chức ngày 26-10.

Xem thêm