xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhập lao động, xuất kinh nghiệm làm lúa

Bài và ảnh: Trần Hải Nguyên

Vùng lúa Đồng Tháp Mười (Long An) luôn thiếu lao động nghiêm trọng. Trong vài năm qua, nông dân các xã biên giới đã nhập khẩu lao động từ Campuchia để giải quyết việc đồng áng, đồng thời mang kinh nghiệm làm lúa năng suất cao sang tư vấn cho nhà nông nước bạn

Ông Đoàn Công Đức, cán bộ xã Hưng Điền (Tân Hưng), khẳng định một trong những nguyên nhân làm năng suất lúa ở vùng biên giới Hưng Điền (gồm 3 xã Hưng Điền, Hưng Điền A và Hưng Điền B) không ngừng tăng (trên 6 tấn/ha/vụ) là giải quyết được khâu lao động theo mùa vụ qua việc nhập khẩu từ Campuchia. Tuy việc nhập khẩu lao động chưa được hợp pháp, nhưng hai bên thực hiện cam kết rất tốt trong việc qua lại biên giới theo quy chế do Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã ký kết. Đó là người Campuchia sang bên này lao động không được vào sâu trong nội biên 10 cây số; sáng sang thì chiều về nước. Trong trường hợp đặc biệt phải ở lại trên đất Việt Nam buộc phải có người Việt Nam bảo lãnh với cơ quan biên phòng.

Công rẻ lại trung thực

Ông Đức cho biết một công cấy làm việc từ bảy giờ sáng đến hai giờ chiều chỉ có 20.000 đồng, còn công cắt, vác lúa thì 30.000 đồng. Riêng công phơi lúa lên đến 40.000 đồng, vì người làm việc này phải biết lúc nào là lúa thật khô và họ có trách nhiệm đưa vào kho cho chủ. Nếu người không có kinh nghiệm thì lúa thường phơi không đúng nắng làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Người phơi lúa còn phải bồi thường nếu để lúa mắc mưa, mất mát. Trong khi đó, công lao động nội địa cao gấp rưỡi, đôi khi gấp đôi nhưng cung vẫn không đủ cầu. Đối với nguồn lao động nhập khẩu không có sự phân biệt giá cả giữa nam và nữ như ở trong nước.

Chị Chăn Tha, người từ huyện Tà Pét sang xã Hưng Điền B lao động, bảo giá công lao động ngang bằng với bên chị. Nhưng sang bên này chị được chủ bồi dưỡng bữa ăn giữa giờ, còn bên đó không có. Với 20.000 đồng kiếm được trong buổi cấy tại Việt Nam tương đương với 5.200 ria bên Campuchia. Ở hai bên biên giới, tiền Việt hay tiền Campuchia đều lưu hành thoải mái, không phải chuyển đổi trong việc mua hàng. Theo chị Chăn Tha, không phải tất cả lao động Campuchia qua đây đều biết tiếng Việt, do đó họ đi theo tổ, mỗi tổ từ 10 đến 15 người, đương nhiên người nói tiếng Việt giỏi được cử làm tổ trưởng.

Chị Nguyễn Thị Hiền, nông dân xã Hưng Điền B, nói: “Mấy năm nay, nếu không có nguồn lao động nhập ngoại này, nông dân ở đây không thể canh tác hết diện tích hiện có. Người Campuchia lao động siêng năng và trung thực. Phần lớn số tiền kiếm được bên này họ mua hàng hóa chuyển về nhà cho người thân sử dụng. Nhờ đó mà hàng Việt Nam ngày càng tiêu thụ mạnh ở vùng biên giới này”. Ở vùng biên giới hai huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng, mỗi nông dân được quyền sử dụng năm, bảy mẫu ruộng là chuyện nhỏ, tất cả đều khai hoang phục hóa mà có.

Hai bên đều có lợi

Theo ông Nguyễn Văn Xuân, ngụ xã Hưng Điền, người dân biên giới hôm nay không chỉ biết nhập khẩu lao động, mà họ còn biết biến “kinh nghiệm” canh tác của mình thành hàng hóa xuất khẩu. Mấy năm trước, nông dân bên kia biên giới canh tác được chăng hay chớ nên năng suất thấp. Do họ sang lao động và thấy người Việt làm lúa năng suất quá cao nên nhờ giúp đỡ cải tạo đồng ruộng, chuyển giao kỹ thuật thâm canh và lịch thời vụ. Lúc đầu việc này chỉ dừng ở chỗ “hữu nghị”, nhưng do nhu cầu quá lớn nên hai bên bèn hợp đồng mua bán. Người xuất khẩu “kinh nghiệm” chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát người các khâu làm đất, chọn giống, gieo sạ, xả phèn, tưới tiêu, sử dụng nông dược... Sau mùa thu hoạch, họ được trả công từ 7 đến 10 giạ lúa/ha. Cũng nhờ tiếp thu tốt “kinh nghiệm” của người Việt, mấy năm gần đây, đồng ruộng bên kia biên giới tươi tốt thấy rõ.

Anh Kbưng qua chợ Hưng Điền B mua nông dược, bộc bạch: “Nhờ các bạn Việt Nam mà tôi biết làm ruộng theo lịch thời vụ, tăng từ một vụ quảng canh lên ba vụ thâm canh ăn chắc. Tuy vậy, hễ mỗi khi bắt tay vào một vụ lúa, tôi đều sang bên này rước “chuyên gia” sang kiểm tra công việc và tư vấn thêm những việc chưa biết”.

Thông qua khâu nhập khẩu lao động, xuất khẩu “kinh nghiệm” sang bạn mà an ninh biên giới ngày càng ổn định hơn. Tình đoàn kết giữa hai dân tộc cũng được thắt chặt hơn lúc nào hết. Đó là nhận định của chính quyền và người dân ở vùng biên giới Hưng Điền hôm nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo