xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản lý tốt để bảo đảm quyền lợi công dân

NHÓM PV THỜI SỰ - XÃ HỘI

Quy chế quản lý lao động nhập cư sẽ được UBND TP ban hành trong tháng 2-2005, Báo Người Lao Động đã ghi nhận một số ý kiến đóng góp

Ông Huỳnh Văn Biết, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân:

Cải thiện điều kiện sống cho lao động nhập cư

Hiện nay, trong tổng số gần 400.000 dân trên địa bàn quận thì có đến hơn 50% là dân nhập cư đến lao động, sinh sống rải rác ở 10 phường trong quận. Đến nay, toàn quận có gần 5.000 hộ có nhà cho thuê với 50.860 phòng, trong đó chỉ có 990 hộ được cấp phép. Nhằm tăng cường quản lý người lao động nhập cư trong khi chờ quy chế quản lý cư trú và lao động tạm trú trên địa bàn TPHCM, UBND quận đã giao công an quận và các phường tổ chức rà soát nắm lại số lượng người nhập cư, đồng thời kiểm tra các nhà trọ, phòng cho thuê đang hoạt động trên địa bàn. Những nhà trọ, phòng cho thuê nào đủ tiêu chuẩn, quận mới cấp phép hoạt động tiếp. Đây là vấn đề rất được lãnh đạo quận quan tâm, nhằm từng bước cải thiện, tạo điều kiện cho lao động nhập cư đến sinh sống, làm việc tại quận.

Bà Trần Thị Hạnh, phó chủ tịch UBND quận Thủ Đức:

Xây dựng mô hình quản lý cư trú thích hợp

Theo tôi, TP nên sớm ban hành quy chế quản lý cư trú và lao động tạm trú để các địa phương dựa vào đó làm cơ sở xây dựng các mô hình quản lý người cư trú thích hợp. Riêng quận Thủ Đức, trong 4 năm qua, chúng tôi thực hiện quản lý nhà cho thuê để ở theo Quyết định 3325 của UBND TP. Kết quả, tính đến ngày 30-11-2004, toàn quận có 3.319 hộ đủ điều kiện đăng ký, với 19.619 phòng được cấp giấy xác nhận kinh doanh. Tuy nhiên, do người lao động ngoài tỉnh đang làm việc tại quận quá đông (120.000 người), lại biến động theo thời vụ nên vẫn còn những trường hợp chưa đăng ký trạm trú. Ngoài việc quản lý, chúng tôi còn chỉ đạo cho Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ quận thành lập các câu lạc bộ để thu hút lực lượng công nhân tạm trú tham gia hoạt động.

Ông Nguyễn Thanh Chín, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP:

Đây là giai đoạn thử thách cho công tác quản lý của TP

Qua quá trình đi giám sát của Ban Pháp chế HĐND TP tại một số địa phương, nhiều ý kiến cũng đã đề cập đến những phát sinh khi áp dụng quy chế quản lý cư trú và lao động. Nhưng dù khó TP cũng cần phải quản lý được số lượng này và đây là giai đoạn thử thách về công tác quản lý của mình. Hiện quy chế đã được HĐND thông qua nhưng chưa được UBND TP ban hành chính thức. Do vậy, Ban Pháp chế đã đề nghị TP cần quan tâm các vấn đề như sau: Thứ nhất là, về cách thức thực hiện, không nên triển khai đại trà mà cần tập trung áp dụng trước cho các địa phương có số lượng người lao động nhập cư đông, rút kinh nghiệm và tìm ra mô hình phù hợp. Thứ hai là, quy trình thủ tục phải đơn giản, không gây quá tải cho chính quyền địa phương. Đồng thời, tạo thuận lợi cho người lao động nhập cư đến làm ăn sinh sống, nhưng cũng hạn chế được những đối tượng phạm pháp, tệ nạn xã hội có nơi ẩn náu. Thứ ba là, các địa phương và ban, ngành TP liên quan cần phải phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp (DN) có nhu cầu lao động và các tỉnh bạn để quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Ông Lê Như Ái, đại biểu HĐND TP, Giám đốc Công ty Sapuwa:

Quy chế giúp DN quản lý lao động tốt hơn

Dưới góc độ DN, tôi hoàn toàn hoan nghênh và ủng hộ quy chế này, bởi lẽ đây là cơ sở pháp lý cần thiết, giúp DN quản lý được người lao động một cách căn cơ hơn. Muốn triển khai quy chế có hiệu quả, các cấp chính quyền cần tuyên truyền và làm một cách đồng loạt. Sau một thời hạn quy định, nên tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, cụ thể: Chỉ tuyển dụng những lao động có đăng ký cư trú hợp pháp, có sổ, thẻ lao động hoặc thẻ đăng ký tìm việc.

Về vấn đề tạm trú có thời hạn: TP cần xem xét những công dân có thời gian cư trú lâu dài và ổn định (sau 5 năm), nếu có nguyện vọng và có đủ điều kiện thì cho nhập hộ khẩu, vừa tạo điều kiện cho họ được an cư lạc nghiệp, vừa giúp TP thuận lợi hơn trong quản lý. Đối với những điều kiện để tạm trú, đối với các trường hợp khó khăn (quê xa, nhà nghèo), TP nên có biện pháp hỗ trợ thích hợp.

Tiền nước sinh hoạt quá cao, khó xin thêm định mức điện

Dựa trên quy định của UBND TP về điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn TP (có hiệu lực từ ngày 1-7-2004), Sở GTCC đã có hướng dẫn quy định cụ thể thành phần các nhóm đối tượng sử dụng nước. Theo đó, nhóm các hộ dân cư có hộ khẩu thường trú và tạm trú dài hạn (KT3) sẽ được hưởng định mức nước và đơn giá như quy định. Riêng trường hợp các hộ dân cư thuộc diện dân nhập cư (không có hộ khẩu hay KT3) thì không được hưởng định mức nước và tiền nước sử dụng phải trả là 8.000 đồng/m3. Như vậy, các hộ dân nhập cư không những không được cấp định mức nước mà còn phải trả giá nước sử dụng với mức giá cao nhất của nhóm sử dụng nước là các hộ dân cư.

Trước đây, hộ diện KT3 chỉ cần trong hộ có một nhân khẩu là có thể xin thêm định mức sử dụng điện (áp dụng theo giá như hộ thường trú). Đến tháng 7-2003, khi áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt đối với sinh viên, người lao động thuê nhà ở, Công ty Điện lực TPHCM yêu cầu các đối tượng trên phải hội đủ điều kiện: có sổ đăng ký tạm trú có thời hạn; chủ cho thuê nhà phải lý hợp đồng mua bán điện trực tiếp với ngành điện và được chính quyền địa phương chấp nhận thu nhận người ở trọ; chủ cho thuê có giấy cam kết... Ngành điện lực còn quy định thêm: Trong một hộ diện KT3 phải có 4 nhân khẩu mới đủ điều kiện để xét tính áp dụng thêm định mức. Với quy định này, những hộ KT3 không đủ điều kiện phải sử dụng điện với giá cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo