xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tôi vào “ổ chuột”

Đoàn Minh Tiến- K47 Báo chí Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN)

Ngày nay , bên cạnh quá trình đô thị hoá đang diễn ra hàng ngày hàng giờ thì vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lí. Cơn sốt bùng nổ các nhà trọ cho sinh viên và dân lao động nghèo cũng là một hệ quả tất yếu.

Song khó có thể gọi những nơi ấy là “nhà” được bởi chúng chỉ là những ổ “chuột” không hơn không kém .Sống trong cảnh “tăm tối” cả về vật chất lẫn tinh thần, tương lai nào sẽ dành cho những con người đó?

Từ những “ổ chuột” dành cho sinh viên

Đến thăm anh bạn cùng quê theo địa chỉ ghi trên một mảnh giấy nhỏ, loanh quanh vòng vèo mãi, tôi mới tìm được căn nhà đúng theo địa chỉ trên giấy. Đứng gào một lúc, T. mới chạy ra mở cổng, trên mình vận độc chiếc quần đùi. Vừa bước vào nhà, tôi đã thấy toát mồ hôi vì hơi nóng từ mái phibrôximăng hắt xuống. Chiếc quạt bàn chạy hết công suất cũng không đủ xua đi cái ngột ngạt vây quanh. Anh bạn nhăn nhó giải thích: “Đấy ,nóng nực quá khiến cả ngày tôi phải để trần. Còn để ông đợi hơi bị “đầu lâu” là vì phải “nghía” xem bạn trai hay gái để còn mặc quần áo”. Rồi anh đưa tôi cốc nước. Tôi lặng lẽ ngắm cơ ngơi của anh bạn mà lòng không khỏi kinh hãi.

Căn phòng bé tí, độ 2 mét vuông chỉ đủ kê một chiếc giường và dựng một chiếc xe đạp là không còn chỗ trống. Dưới gầm giường là cơ man đồ đạc : hòm xiểng, chậu thau ,bát đũa chưa rửa vứt lỏng chỏng. Bờ tường được trát bằng thứ vữa kém chất lượng đến nỗi hơi chạm nhẹ là rơi từng mảng. Tất cả việc ăn, học, nghỉ ngơi của anh đều diễn ra trên chiếc giường này.

Khát khô cổ, tôi ngửa cổ định uống một miếng lớn. Nhưng ngay lập tức, tôi phải vươn cổ phun hết cả ra. “Nước gì mà có mùi thum thủm?”- Tôi nhăn nhó . “Nước giếng khoan ấy mà. Hình như nguồn nước ở đây bị ô nhiễm. Nhưng không dùng thì biết lấy gì ăn uống, giặt giũ?”- anh bạn giải thích. “Tuy vậy mà còn may hơn thằng Q với thằng M. Chúng nó còn ở một khu còn “ổ chuột” hơn tôi”- T nói.

Tò mò, tôi theo chân anh bạn tới chỗ trọ của Q ở làng Triều Khúc- HN. Để tới đó, chúng tôi phải băng qua một cánh đồng đầy lau sậy, cỏ dại. Chỗ Q ở là một dãy nhà cấp bốn được chủ nhà xây tạm cho sinh viên thuê. Q và M ở trên một căn gác xép, còn ở dưới là bà chủ nhà. Bà này ngoài chuyện cho thuê nhà còn kiêm luôn bán cơm bình dân. Cứ đến giờ bà nổi lửa là hai thằng phải chạy đi chỗ khác bởi mùi khói, mùi xào nấu thức ăn bốc lên ngột ngạt. May mà tôi tới vào buổi tối, khi mà bà chủ đã dọn hàng.

img
Trong một ổ chuột

Để lên chỗ Q, chúng tôi phải trèo lên bằng chiếc thang tầm vông mà chân cứ run bần bật. Tận mắt chững kiến chỗ ở của Q, tôi mới thấy chỗ của T vẫn còn thua xa về mặt chật chội ,ẩm thấp. Căn gác có diện tích cũng khoảng 2 mét vuông, song lại có tới hai chàng ở. Mái lợp tôn mỏng. Mùa hè ,cái nóng từ trên hầm hập dội xuống. Mùa đông, cái lạnh cắt da len lỏi chui vào. Căn gác chỉ đủ trải một chiếc chiếu đôi. Còn quần áo, hòm xiểng, sách vở thôi thì bạ đâu quăng đấy. Lúc ngủ thì xô bừa chúng vào một góc cho rộng chỗ. Tôi để y’ thấy nhiều cuốn còn bị chuột cắn nát.?

Thường thường, mỗi khi bạn đến chơi, hai chàng lại vác mấy chiếc ghế nhựa mời ra ...ngoài đường ngồi. Đêm đêm, tiếng ếch nhái kêu không khác gì ở nông thôn. Tôi vừa nhổm dậy liền va ngay vào mái tôn đau điếng. Q cười bảo: “Bọn tôi “dính” chưởng suốt. Thằng nào cũng bị bươu đầu sứt trán vài lần mới nhớ”. M thêm : “Có hôm, vừa ngủ dậy, mắt nhắm mắt mở bước xuống quên không kê thang, tôi còn bị ngã dúi dụi, sái cả tay.” Trên mặt ,trên tay Q, M vết muỗi đốt chi chít.

Có thể nói, những khu nhà trọ như vậy hiện đang rất phổ biến trên địa bàn thành phố. Vì lợi nhuận, những người chủ nhà chỉ cần có ít đất, đầu tư chút nguyên vật liệu rẻ tiền là có ngay một khu nhà trọ cho sinh viên thuê. Tháng tháng ngồi rung đùi thu tiền. Bên cạnh đó, họ kiêm luôn dịch vụ điện ,nước với giá cắt cổ. Chỉ khổ sinh viên, vì tiết kiệm nên đành để bệnh ghẻ lở tha hồ hoành hành.

...tới “ổ chuột” của dân lao động

Đem chuyện chỗ ở của lũ bạn về kể cho ông anh họ tên H nghe .Không ngờ ông xì một tiếng: “Gớm, bọn sinh viên chúng mày là sướng nhất. Lại còn “có voi đòi tiên”. ở vậy là “sang” lắm rồi đấy. “Anh” mày từng ở với dân thợ xây, cửu vạn còn “ổ chuột” gấp ngàn lần ấy chứ”. Rồi như để chứng minh cho lời nói, hôm sau ,anh dẫn tôi tới lò bánh mì trên phố Đông Tác- Đống Đa- HN.

Chúng tôi đến vào đúng giờ ăn tối của những gia đình ở đây. Trên nền xi măng bẩn thỉu, mấy chục gia đình nằm ngồi san sát nhau như dân tị nạn. Thấy chúng tôi đến, một số người tưởng dân mua bánh vội nhỏm dậy.Hoạ hoằn mới có gia đình có manh chiếu để ngồi. Họ gục mặt vào những bát cơm hẩm với vài con tép và mấy quả cà thâm. Ăn xong, mấy đứa nhỏ chạy đi rửa bát, còn những ông bố bà mẹ thì lăn ra đấy ngủ luôn. Sát bên cạnh là lò bánh- “nguồn sống” của mấy chục gia đình .

Hàng ngày, đàn ông thì nhào bột, nướng bánh, đàn bà thì đem bánh đi bán khắp phố phường. Được bao nhiêu phải nộp hết cho chủ lò. Họ chỉ được trả một số tiền công ít ỏi. Đêm về, họ ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lò. Vừa tiện lợi, lại bớt dược một khoản thuê nhà trọ. Có điều là chỗ đó chỉ có mái lá, xung quanh cũng có mấy bức vách che tạm song không ngăn được cái nóng hầm hập từ lò nướng toả ra. Tất cả đồ đạc của họ được gói gọn trong những cái túi xách bẩn thỉu mà họ luôn ôm khư khư. Mấy cái vỏ chăn của họ cũng đen như chính cái nền xi măng ở dưới, như chính cuộc đời họ đang diễn ra. Tôi đứng xa vài mét mà vẫn thấy mùi hôi bốc ra nồng nặc.

Rời lò bánh, H lại tiếp tục đưa tôi tới một khu nhà trọ khác. Khu nhà này nằm trên đường Bạch Mai, song phải len lỏi vào hàng chục ngõ, hết rẽ trái lại rẽ phải mới tới nơi. Nếu không có H dẫn, chắc chẳng bao giờ tôi ngờ được ở “Hà Thành hoa lệ” lại có những khu nhà như thế này.

Mò theo co đường tối như hũ nút, qua một chiếc cầu thang gỗ ọp ẹp, cuối cùng tôi cũng tới được nơi “tận cùng của thế giới”- theo như cách gọi của H. Khi vừa bước chân vào, một mùi khăm khẳm xộc vào mũi khiến tôi súyt nôn oẹ. Qua ánh nến, mấy người đen nhẻm như những bóng ma hiện ra. Nhận ra H, một cậu thanh niên mời chúng tôi vào.

Theo thói quen, tôi đảo mắt ra xung quanh. Đập vào mắt tôi là hàng chục người lố nhố xung quanh. Nam có, nữ có. Họ đang nằm ,ngồi đủ kiểu. Đây vốn là phần trung gian của mấy ngôi nhà cao tầng ở chung quanh. Người chủ nhà lấy mấy tấm ván, vứt lên và lấy cót ép làm thành mái. Vậy là thàh chỗ trú chân của vài chục con người. Xung quanh là bức tường chưa trát, phòi cả vôi vữa . Trên mái ,mạng nhện chăng đầy. Đang ngồi, tôi bỗng thấy nhột nhột ở chân. Thì ra mấy chú gián, cuốn chiếu đi lạc.

Qua câu chuyện, tôi được biết đây là một xóm lao động hình thành đã hơn chục năm. Những người ở đây là dân tứ xứ về HN để kiếm miếng cơm. Họ thuê chỗ ở đây không theo tháng, theo ngày mà theo...đêm. Cứ 2 ngàn năm trăm đồng một đêm -bất kể là ai đều có thể thuê. Ban ngày họ toả đi kiếm việc, tối lại về đây ngủ. Ngày nào không có tiền thì ngủ ngoài hè phố. Số lượng người ở đây cứ thay đổi liên tục. Hôm nay ngủ với anh này, mai lại có anh khác thế chỗ.

H còn định dẫn tôi đi tới một vài khu ổ chuột khác, song tôi xua tay : “đủ rồi”. Trên đường về, đầu óc tôi cứ lởn vởn y’? nghĩ , làm sao họ có thể sống trong điều kiện như vậy?. Và với kiểu nam nữ sinh họat chung đụng như thế, điều gì sẽ xảy ra hẳn bạn đọc cũng có thể đoán được.

Đi về đâu hỡi em?

Phải sống trong môi trường vật chất chật chội, ô nhiễm đã đành, nhưng ở những “ổ chuột” như vậy , các loại văn hoá xấu càng có cơ hội nảy nở, phát triển.

Cùng ở dãy nhà trọ với Q, M là mấy sinh viên dân lập. Họ suốt ngày cờ bạc, rượu chè. Tối nào cũng mở phim sex xem. Còn rủ cả Q, M sang xem cùng. “Bọn em thì không , nhưng mấy anh ở phòng đầu không hôm nào là vắng mặt- Q nói”. M cho biết thêm: “Trước còn có mấy ả ca-ve thuê phòng. Cả đêm lẫn ngày, cứ khi nào có khách là các cô lại dẫn về. Mấy anh con trai còn khoét vách nhìn trộm. Chỉ đến khi Công an phát hiện ra, bà chủ mới tống cổ hai cô kia đi”.

Rồi chuyện cả dãy nhà mấy chục con người mới có một nhà vệ sinh. Mấy cô sinh viên phòng bên toàn phải đạp xe ra nhà vệ sinh công cộng để “giải quyết”. Mà cứ đến tối, bọn nghiện hút lại mò tới chích choác. Sinh viên đi vệ sinh bắt gặp thì chúng nhơn nhơn: “Chích không? Làm phát!”

T kể: “Mình thường đi học về khuya, hôm nào cũng gặp mấy ả ca-ve đứng đầu hồi. Đi qua, họ thường buông lời cợt nhả, mời “đi chơi” với họ. Sáng ra, ống kim tiêm cùng bao cao su rơi vãi đầy góc đường”.

Còn ở những khu “ổ chuột” của dân lao động, chuyện cờ bạc ,rượu chè là chuyện cơm bữa. Tuy không có tiền, song mấy bác cửu vạn cũng kiếm đâu được bộ đầu đĩa về coi phim “con heo”. Thỉnh thoảng trúng quả thầu, ông chủ lại cho anh em đi “mát mẻ”. Họ thường dắt vài ả cave về cho “cả làng” “chơi” chung.

Vì giá thuê rẻ, nhiều con nghiện hay những ả cave hết “đát” cũng thường xuyên lại nơi này để qua đêm khi ế khách.

Sống trong điều kiện như thế, sinh viên làm sao có thể học hành , thi cử?. “Cả ngày ,em hết ngồi thiền ở quán cà phê lại lên mạng “chát” . Đến đêm mới mò về ngủ”- Q tâm sự. Còn đối với dân lao động, kiếm được đồng nào họ ném cả vào bài bạc, rượu chè. Chỉ đến khi sức cùng lực kiệt, họ tỉnh ra thì đã quá muộn.

Chẳng biết tới khi nào mới hết cảnh sống trong những ổ chuột kiểu này?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo