Văn học Trung Quốc thời kỳ mới

31/10/2003 12:52 GMT+7

Khi “Cách mạng văn hóa” cáo chung (1976), khái niệm “kinh tế thị trường” xuất hiện ở Trung Quốc (TQ).

Về mặt văn học, vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị lúc này trở nên phức tạp. Nhưng cuộc sống luôn vận hành và quan niệm “Tự mình ý thức” được thể hiện mạnh mẽ ở các nhà văn TQ. Phong trào cải cách, mở cửa đã nhanh chóng làm thay đổi nếp nghĩ và quan niệm của hàng triệu người dân TQ. Các khái niệm vàng, tiền, hàng hóa nhanh chóng được phổ biến trong xã hội và các nhà văn cũng nhập cuộc. Họ không né tránh khi nói đến “thị trường”, “thương phẩm”... Trong đời sống sáng tác hằng ngày, khái niệm văn học là một loại “thương phẩm hóa” buộc các nhà văn suy nghĩ và tuân thủ  quy luật cuộc sống. Từ thực tế ấy, PGS-TS Hồ Sĩ Hiệp đã sưu tầm, nghiên cứu và được NXB Đại học Quốc gia TPHCM ấn hành chuyên luận Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kỳ mới.

Qua 360 trang chuyên luận, bạn đọc có thể nắm bắt cơ bản một số điểm nổi bật về tình hình văn học TQ những năm gần đây; hiểu được khái quát tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca của TQ trong thời kỳ mới với những tên tuổi: Giả Bình Ao, Vương Mông, Lưu Tâm Vũ...

Theo tác giả chuyên luận, cuộc sống sôi động đã làm nảy sinh một khái niệm mới trong văn học đương đại TQ – đó là khái niệm “kinh tế thị trường – văn học”.