Phải có thỏa thuận và trả đủ tiền phụ trội

15/11/2001 00:00 GMT+7

PHÁP LUẬT.- Sở LĐ-TB-XH TPHCM đề nghị chỉ cho phép tăng giờ làm thêm không quá 312 giờ/năm. Giờ làm việc của một ca chỉ tính trong 8 giờ, từ giờ thứ 9 phải trả phụ trội

Nửa đầu tháng 11-2001, Sở LĐ-TB-XH TPHCM đã có tờ trình UBND TPHCM về việc tăng giờ làm thêm cho doanh nghiệp (DN) ngành dệt may, da giày làm gia công xuất khẩu. Một lần nữa, vấn đề nhiều vướng mắc và nhạy cảm lại được đặt ra, cần có lời giải thỏa đáng.

Xin được sửa luật vì vi phạm luật

Chỉ riêng với ngành dệt may, TPHCM hiện có trên 13.500 cơ sở sử dụng 194.000 lao động. Nếu theo điều 69 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) hiện hành: “Người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm”, có thể nói hầu hết các DN gia công xuất khẩu đều vi phạm luật. Ông Nguyễn Đức Hoan, Chủ tịch Hội May thêu đan TPHCM, nói quy định trên không phù hợp với hoạt động của ngành dệt may xuất khẩu. Do tính chất hàng sản xuất theo mùa, mùa cao điểm từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm; các DN thường phải huy động công nhân (CN) làm thêm giờ để kịp giao hàng “việc vi phạm BLLĐ là không thể tránh khỏi”. Hơn nữa, theo điều 7 của bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội 8000 (SA 8000) do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ban hành, giờ làm thêm không được quá 12 giờ/tuần/người. Vì vậy hiệp hội đề nghị UBND TPHCM đề xuất Chính phủ sửa đổi điều 69 BLLĐ, cụ thể là “làm thêm không quá 4 giờ/người/ngày và không quá 600 giờ/năm”. Tuy nhiên, Sở LĐ-TB-XH TPHCM chỉ đề nghị cho phép DN được tăng giờ làm thêm không quá 312 giờ/năm. Điều kiện kèm theo là DN phải xác định quỹ thời gian làm việc tiêu chuẩn trong năm và dự kiến kế hoạch thời giờ làm việc, nghỉ ngơi cho từng quý, đăng ký với cơ quan lao động.

Tăng ca: Hai mặt của một vấn đề

Có thể chia sẻ thực trạng và khó khăn mà các DN gia công xuất khẩu mắc phải, nhất là những khi không có đơn hàng phải trả lương chờ việc, lúc có hàng buộc phải tăng ca. Thế nhưng, việc tăng ca không chỉ là kịp tiến độ giao hàng mà phải xét đến cơ sở khoa học và hiệu quả đem lại. Khi thiết kế BLLĐ, các nhà làm luật đã tính toán, thảo luận, tại hội trường Quốc hội cuối năm 1994, trước khi thông qua BLLĐ, đại biểu Quốc hội đã cân nhắc kỹ mới biểu quyết đa số thông qua điều 69, không tăng lên theo một số ý kiến đề nghị 250 giờ/năm. Gần đây, thực trạng ngành dệt may, giày da trước sức ép cạnh tranh, dư luận có cái nhìn thông cảm hơn và ý kiến khi đóng góp xây dựng BLLĐ, cho đến lần mới nhất (dự thảo lần 6) cũng đề nghị sửa đổi điều 69 bằng cách giữ nguyên quy định cũ song có bổ sung thêm: “Trường hợp đặc biệt, thời giờ làm thêm cũng không quá 300 giờ do Chính phủ quy định”. Như vậy, dư luận xã hội và các nhà làm luật đều lưu ý đến thời gian tối đa và chỉ cho phép với những trường hợp đặc biệt mà thôi.

Thế nhưng thời gian qua, nhiều DN gia công xuất khẩu tổ chức tăng ca tràn lan, vô tội vạ, mùa tăng ca CN ngất xỉu là chuyện thường, chưa nói đến việc tăng ca không trả phụ trội theo quy định pháp luật. Nhiều NSDLĐ áp dụng thủ thuật đưa ra định mức lao động cao để CN không thể đạt nổi, chỉ được hưởng lương sản phẩm. Ông Nguyễn Hoàng Kháng, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương -Tiền công Sở LĐ-TB-XH TPHCM, khẳng định: Định mức lao động chỉ được chấp thuận khi hầu hết NLĐ đều đạt được, nếu ngược lại thì DN phải điều chỉnh. Giờ làm việc của một ca chỉ tính trong 8 giờ, từ giờ thứ 9 phải trả phụ trội. Về phía NLĐ, nhiều người là lao động nhập cư, ngành có thu nhập thấp nên muốn tăng ca để tăng thu nhập. Song cũng có nhiều CN chịu không nổi cường độ khi tăng ca liên tục, làm đơn gởi các cơ quan chức năng đề nghị can thiệp, hạn chế tăng ca.

Lưu ý tính khả thi và vì sự tiến bộ xã hội

Theo nhìn nhận của các chuyên gia về lao động, tăng ca với ngành gia công xuất khẩu là việc tất yếu, song phải tính đến các yếu tố hiệu quả, chi phí nhân công và nhất là phải giữ gìn sức khỏe cho NLĐ. Ông Nguyễn Văn Quán, Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật- Bảo hộ lao động tại TPHCM, cảnh báo: Cường độ làm việc trong ngành may kéo dài, điều kiện lao động đa số lại rất kém, hàng ngàn NLĐ sẽ phải thôi việc sớm sẽ là vấn nạn của xã hội. Trên thực tế ngành dệt may đã kiến nghị xin giảm tuổi nghỉ hưu cho CN vì cường độ cực nhọc nên tuổi nghề ngắn lại.

Chúng tôi tin tưởng sắp tới đây Quốc hội sẽ lại đặt vấn đề tăng ca tại nghị trường và có quyết định thỏa đáng. Điều có thể khẳng định là luật pháp đòi hỏi đảm bảo tính khả thi, vì sự tiến bộ xã hội, không vì ý chí chủ quan của một bên nào. Chắc chắn số giờ làm thêm trong năm sẽ được quyết định hợp lý và điều quan trọng nhất là phải bảo đảm nguyên tắc: Tăng ca phải thỏa thuận với NLĐ, không được ép buộc; tăng ca phải trả đúng, đủ tiền phụ trội cho NLĐ.

Viết bình luận

Đọc thêm

Xem theo ngày
Rốt cục thì ai quấy rối ai đây?

Rốt cục thì ai quấy rối ai đây?

Rốt cục thì ai quấy rối ai đây? 10:46

(NLĐO)- Anh trưởng phòng kế toán nói rằng người bị quấy rối là anh ta chứ không phải mấy cô nhân viên; nếu cần xử lý thì phải xử lý mấy cô kia về hành vi quấy rối tình dục...

Sao hồi đó người ta làm rốt rẻng vậy?

Sao hồi đó người ta làm rốt rẻng vậy? 10:44

(NLĐO)- Báo đăng hôm trước thì hai hôm sau Thủ tướng đã chỉ đạo xử lý. Sở LĐ-TB-XH TP lập ngay đoàn thanh tra. Sao hồi đó người ta làm rốt rẻng vậy?

"Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy..."

"Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy..."

"Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy..." 07:53

(NLĐO)- Tôi nắn nót dòng chữ: "Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy...". Viết xong lá đơn, tôi thấy lòng hân hoan khó tả. Chắc chắc lần này chuyện ép công nhân tăng ca đến ngất xỉu ở công ty tôi sẽ được giải quyết.

Đàn ông chưa vợ như tôi, sao mà dám nhận phần thưởng đó?

Đàn ông chưa vợ như tôi, sao mà dám nhận phần thưởng đó? 17:08

(NLĐO)- Nếu thật sự Tết năm nay, công ty thưởng cho mớ hàng tồn kho đó, nói thiệt tôi không dám nhận đâu. Đàn ông chưa vợ như tôi, sao mà dám nhận phần thưởng đó?

“Tôi mệt anh quá, thầy dùi ơi!”

“Tôi mệt anh quá, thầy dùi ơi!” 11:14

(NLĐO)- Tôi để ý, từ ngày “thầy dùi” Nguyễn Văn Hùng về làm trưởng phòng nhân sự của công ty cách nay 8 tháng thì mọi chuyện rối nùi.

Cái này thì đúng là kỳ cục đó nghen!

Cái này thì đúng là kỳ cục đó nghen!

Cái này thì đúng là kỳ cục đó nghen! 13:31

(NLĐO)- Viên chức của cơ quan ấy lãnh lương từ tiền của người lao động đóng góp, vậy mà sao họ lại cứ hay "lên mặt" với dân thì đúng là kỳ cục!

Rơi từ tầng 10 công trình bệnh viện, một công nhân tử vong

Rơi từ tầng 10 công trình bệnh viện, một công nhân tử vong

Rơi từ tầng 10 công trình bệnh viện, một công nhân tử vong 17:46

(NLĐO)- Trong lúc đang làm việc ở khu vực tầng 10 công trình Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, anh Trình đã rơi xuống tầng 6 rồi tiếp tục văng xuống đất tử vong.

Đủ kiểu lật lọng

Đủ kiểu lật lọng

Đủ kiểu lật lọng 22:11

Cam kết rồi không thực hiện, tìm đủ cách né tránh chi trả quyền lợi cho người lao động, doanh nghiệp đã tự bôi đen thanh danh của mình

Khen thưởng xứng đáng cho công nhân

Khen thưởng xứng đáng cho công nhân

Khen thưởng xứng đáng cho công nhân 21:59

LĐLĐ TP HCM và Ban Thi đua - Khen thưởng TP chiều 23-12 đã làm việc cùng Ban Giám đốc và Công đoàn (CĐ) Công ty Moutech (100% vốn nước ngoài) về phong trào thi đua yêu nước tại cơ sở. Đại diện Công ty Moutech cho biết tại đơn vị có các phong trào sản xuất, sáng kiến, chuyên cần...

Nghỉ việc vì hết hạn hợp đồng

Nghỉ việc vì hết hạn hợp đồng

Nghỉ việc vì hết hạn hợp đồng 21:56

* Tháng 8-2013, tôi ngủ quên trong ca trực nhưng không xảy ra sự cố hay mất mát gì nên công ty chỉ nhắc nhở chứ không xử lý kỷ luật. Đến tháng 10-2014, tôi lại ngủ quên trong khoảng thời gian từ 4 giờ đến 5 giờ sáng và kẻ gian đã lẻn vào lấy trộm 4 thùng đựng rác trị giá chưa đến 1 triệu đồng. Công ty cho rằng tôi “tái phạm” nên cho nghỉ việc...

Xem thêm