Tên giả, hợp đồng thật

31/01/2002 00:00 GMT+7

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG.- Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm

Cuối tháng 12-2001, nghe tin con trai đang làm việc cho một công ty in tại TPHCM bị tai nạn lao động đang cấp cứu ở bệnh viện, ông Nguyễn Văn Năm (ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long) vội vàng lên thăm con. Ở phòng trực cấp cứu, dù nhân viên trực đã kiên trì lục tìm hồ sơ các ca cấp cứu trong vòng một tuần lễ, vẫn không thấy cái tên “Nguyễn Hồng Nhân” của con ông. Trong lúc gần như tuyệt vọng, ông Năm xuống các phòng bệnh thử tìm cầu may thì gặp con mình nằm đó, song tờ bệnh án treo đầu giường lại mang một cái tên lạ hoắc: Trần Duy Quang.

Thay tên đổi họ để có việc làm

Anh Nhân cho biết, cuối năm 1995, qua giới thiệu của một người quen, anh xin vào làm việc tại công ty với hợp đồng miệng. Được hơn một năm, thấy anh làm việc chăm chỉ lại giỏi nghề, công ty xét ký hợp đồng lao động (HĐLĐ). Nhưng sau đó phòng tổ chức cho biết anh không được ký HĐLĐ vì hộ khẩu ở tỉnh. Theo sự bày vẽ của những người làm chung, anh tìm mượn hồ sơ của một người bạn thân có hộ khẩu TPHCM để “hợp thức hóa” thủ tục. “Đầu năm 1998, tôi được ký HĐLĐ. Phòng tổ chức biết tôi mang tên giả, nhưng không nói gì bởi công ty có rất nhiều trường hợp như vậy”. Nhiều công nhân (CN) cho biết, từ trước đến nay, khi nghỉ việc chỉ được trả trợ cấp thôi việc và bảo hiểm xã hội (BHXH) tính từ khi được ký HĐLĐ, thời gian trước đó xem như bị mất.

Làm việc 7 năm, vẫn là lao động thời vụ

Tháng 1-2002, công ty Sc. (100% vốn đầu tư nước ngoài- huyện Bình Chánh, TPHCM) ký lại HĐLĐ với toàn bộ hơn 200 lao động. Trong số này có nhiều CN mang tên giả, cũng có không ít người làm việc 7-8 năm vẫn chỉ là lao động thời vụ vì không mượn được hồ sơ của người có hộ khẩu TPHCM theo yêu cầu của công ty. Anh Nguyễn Tiến Đức làm việc tại công ty từ năm 1994 (với tên người em họ là Nguyễn Đức Thắng) cho biết: “Công ty sẽ làm thủ tục cho thôi việc với “tên cũ” rồi ký lại HĐLĐ với “tên mới”. Khi ký lại HĐLĐ với tên thật của mình, những CN làm việc lâu năm, lành nghề phải chấp nhận mức lương rất thấp của người mới ký HĐLĐ lần đầu”. “Nếu không chấp nhận ký thì cứ nghỉ việc”- giám đốc công ty đã nói với CN như vậy. Tại đây, trong năm 2000, hàng loạt CN làm việc liên tục lâu năm nghỉ việc không được trợ cấp thôi việc, không có BHXH vì không có HĐLĐ. Trong thời gian nghỉ việc, họ luôn chịu thiệt thòi so với những CN được ký HĐLĐ: Không được đóng BHXH, bảo hiểm y tế, không được hưởng lương chờ việc, không được khen thưởng cuối năm...

Người lao động cũng phải hiểu biết luật

Đầu tháng 1-2002, một số người lao động (NLĐ) làm việc tại một công ty chế biến thực phẩm nổi tiếng ở quận Bình Thạnh, TPHCM khiếu nại họ làm việc từ 2 đến 7 năm mà không được ký HĐLĐ vì “hộ khẩu tỉnh”. Trả lời khiếu nại của NLĐ, phó phòng hành chánh tổ chức của công ty cho rằng, công ty làm như vậy là thực hiện chủ trương của UBND TP, nếu không, những NLĐ từ các tỉnh sẽ đổ xô đến, kéo theo nhiều ảnh hưởng cho TPHCM về an ninh trật tự, việc làm đời sống, phúc lợi xã hội... Đây là cách nói không thể chấp nhận được bởi UBND TPHCM không bao giờ có chủ trương lạc hậu như vậy. Hiện công ty có đến 850 lao động thời vụ, quá nửa trong số này là NLĐ đến từ các tỉnh, có thời gian làm việc từ một năm trở lên.

Việc các doanh nghiệp áp dụng rào cản về nơi cư trú để không ký HĐLĐ đã làm thiệt hại quyền lợi trước mắt và lâu dài của NLĐ. Tuy nhiên, NLĐ cũng cần phải hiểu biết pháp luật để đấu tranh đòi được ký HĐLĐ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.

Quyền lợi theo cơ sở pháp lý

Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TPHCM:

“NLĐ có quyền làm việc ở bất kỳ nơi nào”

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (điều 55), công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước (điều 68). Bộ Luật Lao động cũng quy định, NLĐ có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm (điều 16). Luật cũng quy định khi có quan hệ lao động thì phải ký kết HĐLĐ. Đó là sự thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Người sử dụng lao động nào viện lý do địa phương cư trú để phân biệt đối xử, không ký HĐLĐ để cắt giảm quyền lợi NLĐ là vi phạm Hiến pháp và pháp luật lao động.

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

“TPHCM không hạn chế quyền làm việc của NLĐ”

Trước đây, TPHCM có những quy định nhằm hạn chế lao động nhập cư nhưng nay đã bị bãi bỏ. Hiện TPHCM có 1,2 triệu lao động đến từ các tỉnh, nhiều doanh nghiệp số lao động tỉnh chiếm đến 90%, nhất là tại các khu công nghiệp tập trung. Không ít doanh nghiệp còn có xu hướng tuyển dụng lao động tỉnh vì họ không ngại khó, ham học hỏi, siêng năng, chấp nhận làm những việc nặng nhọc mà lao động tại chỗ không làm. Việc các doanh nghiệp áp dụng rào cản địa lý để hạn chế quyền làm việc của NLĐ là đi ngược lại xu thế phát triển và tiến bộ.

Viết bình luận

Đọc thêm

Xem theo ngày
Rốt cục thì ai quấy rối ai đây?

Rốt cục thì ai quấy rối ai đây?

Rốt cục thì ai quấy rối ai đây? 10:46

(NLĐO)- Anh trưởng phòng kế toán nói rằng người bị quấy rối là anh ta chứ không phải mấy cô nhân viên; nếu cần xử lý thì phải xử lý mấy cô kia về hành vi quấy rối tình dục...

Sao hồi đó người ta làm rốt rẻng vậy?

Sao hồi đó người ta làm rốt rẻng vậy? 10:44

(NLĐO)- Báo đăng hôm trước thì hai hôm sau Thủ tướng đã chỉ đạo xử lý. Sở LĐ-TB-XH TP lập ngay đoàn thanh tra. Sao hồi đó người ta làm rốt rẻng vậy?

"Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy..."

"Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy..."

"Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy..." 07:53

(NLĐO)- Tôi nắn nót dòng chữ: "Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy...". Viết xong lá đơn, tôi thấy lòng hân hoan khó tả. Chắc chắc lần này chuyện ép công nhân tăng ca đến ngất xỉu ở công ty tôi sẽ được giải quyết.

Đàn ông chưa vợ như tôi, sao mà dám nhận phần thưởng đó?

Đàn ông chưa vợ như tôi, sao mà dám nhận phần thưởng đó? 17:08

(NLĐO)- Nếu thật sự Tết năm nay, công ty thưởng cho mớ hàng tồn kho đó, nói thiệt tôi không dám nhận đâu. Đàn ông chưa vợ như tôi, sao mà dám nhận phần thưởng đó?

“Tôi mệt anh quá, thầy dùi ơi!”

“Tôi mệt anh quá, thầy dùi ơi!” 11:14

(NLĐO)- Tôi để ý, từ ngày “thầy dùi” Nguyễn Văn Hùng về làm trưởng phòng nhân sự của công ty cách nay 8 tháng thì mọi chuyện rối nùi.

Cái này thì đúng là kỳ cục đó nghen!

Cái này thì đúng là kỳ cục đó nghen!

Cái này thì đúng là kỳ cục đó nghen! 13:31

(NLĐO)- Viên chức của cơ quan ấy lãnh lương từ tiền của người lao động đóng góp, vậy mà sao họ lại cứ hay "lên mặt" với dân thì đúng là kỳ cục!

Rơi từ tầng 10 công trình bệnh viện, một công nhân tử vong

Rơi từ tầng 10 công trình bệnh viện, một công nhân tử vong

Rơi từ tầng 10 công trình bệnh viện, một công nhân tử vong 17:46

(NLĐO)- Trong lúc đang làm việc ở khu vực tầng 10 công trình Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, anh Trình đã rơi xuống tầng 6 rồi tiếp tục văng xuống đất tử vong.

Đủ kiểu lật lọng

Đủ kiểu lật lọng

Đủ kiểu lật lọng 22:11

Cam kết rồi không thực hiện, tìm đủ cách né tránh chi trả quyền lợi cho người lao động, doanh nghiệp đã tự bôi đen thanh danh của mình

Khen thưởng xứng đáng cho công nhân

Khen thưởng xứng đáng cho công nhân

Khen thưởng xứng đáng cho công nhân 21:59

LĐLĐ TP HCM và Ban Thi đua - Khen thưởng TP chiều 23-12 đã làm việc cùng Ban Giám đốc và Công đoàn (CĐ) Công ty Moutech (100% vốn nước ngoài) về phong trào thi đua yêu nước tại cơ sở. Đại diện Công ty Moutech cho biết tại đơn vị có các phong trào sản xuất, sáng kiến, chuyên cần...

Nghỉ việc vì hết hạn hợp đồng

Nghỉ việc vì hết hạn hợp đồng

Nghỉ việc vì hết hạn hợp đồng 21:56

* Tháng 8-2013, tôi ngủ quên trong ca trực nhưng không xảy ra sự cố hay mất mát gì nên công ty chỉ nhắc nhở chứ không xử lý kỷ luật. Đến tháng 10-2014, tôi lại ngủ quên trong khoảng thời gian từ 4 giờ đến 5 giờ sáng và kẻ gian đã lẻn vào lấy trộm 4 thùng đựng rác trị giá chưa đến 1 triệu đồng. Công ty cho rằng tôi “tái phạm” nên cho nghỉ việc...

Xem thêm