xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dầu hào, nước tương được báo động gây ung thư đã có ở VN

T. Hồng - H.L. ANh

VỆ SINH THỰC PHẨM.- Tại TPHCM ít nhất có 4 loại ? Hà Nội: chợ nào cũng có

Báo NLĐ số ra ngày 20-8 đã thông tin cảnh báo về 22 loại nước tương và dầu hào được sản xuất từ một số nước châu Á có khả năng gây ung thư cho người sử dụng do trong các loại sản phẩm này được phát hiện có chứa loại hóa chất có tên khoa học là 1,3 Dichloropropanol (1,3 DCP). Ngay sau khi báo thông tin, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Liệu các loại sản phẩm này có được nhập khẩu vào VN? Để tìm câu trả lời, chúng tôi khảo sát nhanh tình hình thị trường TPHCM và Hà Nội. Điều bất ngờ đã xảy ra.
TPHCM: Siêu thị, chợ... đều có
Khảo sát qua 5 siêu thị và một số chợ đầu mối như Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, Citimart, Maximark, siêu thị Hà Nội, siêu thị Miền Đông, chợ An Đông và Bình Tây, chúng tôi ghi nhận các loại nước tương, dầu hào ngoại nhập rất nhiều (chủ yếu là hàng Trung Quốc, Thái Lan và Singapore). So sánh với danh mục các sản phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng như Báo NLĐ đã thông tin, chúng tôi nhận thấy tại các nơi này đều có bán dầu hào Lee Kum Kee Trung Quốc và Hồng Kông (chai 420 ml, và 510 g) giá bán từ 11.200 đồng - 23.300 đồng/chai. Sản phẩm do các doanh nghiệp tư nhân V.H và Công ty I.T.C nhập khẩu...
Một loại sản phẩm trong danh mục khác cũng được bán nhiều là nước tương Golden Mountain của Thái Lan chai 740 ml và 200 ml. Một số siêu thị còn đang có chương trình khuyến mãi loại nước tương chai 740 ml giá 18.500 đồng/chai được tặng kèm một ly thủy tinh của Thái Lan.
Khảo sát qua một số chợ bán lẻ như Thái Bình, Bến Thành, Tôn Thất Đạm (Q.1 - TPHCM), chúng tôi cũng ghi nhận gần như quầy gia vị, tương ớt nào cũng có bán vài loại nước tương hoặc dầu hào thuộc danh mục nói trên. Trong đó, các loại được bán nhiều nhất là nước tương nhãn hiệu Golden Mountain chai 200 ml của Thái Lan, dầu hào hảo hạng nhãn hiệu Lee Kum Kee của Trung Quốc, dầu hào Pada hiệu Lee Kum Kee Hồng Kông và dầu hào Siu Sin của Singapore. Một tiểu thương ở chợ Thái Bình, có lẽ chưa đọc báo nên cầm bảng danh mục chúng tôi đưa ra (đã cắt bỏ hàng chữ Danh mục các sản phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng) nhìn từ trên xuống dưới, rồi giới thiệu 4 loại hàng và tiếp thị Nếu mua nhiều giảm giá 10%.
Hà Nội: Tràn ngập các loại tương, dầu hào Trung Quốc gây nguy hiểm
Phóng viên Báo NLĐ tại Hà Nội cũng đã khảo sát một số siêu thị và chợ buôn bán lớn để tìm hiểu việc tiêu thụ các loại hàng hóa nói trên.
Dạo qua các đầu mối buôn bán lớn như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Hàng Da, siêu thị Fivi Mark... hầu như mọi nơi đều có bán các loại sản phẩm đã nêu trong danh mục nguy hiểm như Jarnmy Chai, Golden Mark. Riêng các sản phẩm của Lee Kum Kee thì vô cùng đa dạng về chủng loại, từ dầu hào thường, dầu hào cay, gia vị dầu hào... và linh động về giá cả. Siêu thị Fivi Mark bán 19.000 đồng/chai dầu hào của hãng Lee Kum Kee nhưng ra chợ Hàng Da chỉ còn 11.000 đồng chai to, 5.000 đồng chai nhỏ.
Trong vai những người mua hàng, chúng tôi được chị C., một người bán hàng tại chợ Hàng Da, tận tình hướng dẫn nên mua loại dầu gì phù hợp với túi tiền. Tuy nhiên, khi nghe chúng tôi hỏi có biết tác hại đến sức khỏe từ các loại sản phẩm này không, thì câu trả lời của hầu hết những người bán hàng đều là không. Tất cả đều cho rằng sản phẩm đã không bị cấm lưu hành trên thị trường thì cứ việc bán.
Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ chiều 20-8, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Thương mại - cũng có câu trả lời tương tự. Ông Hùng cho biết: Đây là những sản phẩm thực phẩm không có trong danh mục cấm của Bộ Thương mại nên vẫn được mua bán tự do. Nếu Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế có kết luận về tác hại của những sản phẩm này, Cục Quản lý thị trường sẽ có biện pháp xử lý ngay.
Ý KIẾN NHÀ CHỨC TRÁCH
Ông Đỗ Quốc Hùng - Phó Ban Kiểm tra Nhà nước về thực phẩm xuất nhập khẩu thuộc Viện Vệ sinh y tế công cộng:
Chưa từng kiểm tra loại hóa chất này
Là đơn vị có trách nhiệm quản lý vệ sinh thực phẩm nhập khẩu, viện vẫn thường xuyên kiểm tra nguồn thực phẩm nhập khẩu. Công việc kiểm tra hiện nay là kiểm tra các thành phần chủ yếu, các chất phụ gia trong thực phẩm có vượt quá chuẩn theo danh mục. Riêng về loại hóa chất 1,3 DCP thì viện hoàn toàn chưa có thông tin gì, ngay cả mức chuẩn quy định của quốc tế về 1,3 DCP cũng không có trong tay. Vì vậy cho đến nay, chưa đặt vấn đề kiểm tra loại hóa chất này.
T. Hồng ghi
Ông Trần Đáng - Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế:
VN chưa thể xét nghiệm được loại chất gây độc này
Cho đến thời điểm này, VN chưa có phòng thí nghiệm nào đủ tiêu chuẩn để xét nghiệm và phân tích những sản phẩm này có gây bệnh hay không. Việc xét nghiệm để tìm hiểu các tác nhân gây bệnh ung thư rất phức tạp, đòi hỏi phải có những phòng thí nghiệm tiên tiến và hiện đại, trong khi đó chúng ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này. Chúng ta mới chỉ có thể làm xét nghiệm xem trong sản phẩm đó có hóa chất và thành phần gì, cấu trúc ra sao mà thôi.
Y. Anh ghi
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo