xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải quyết quá tải y tế: Tăng cường nhân lực

Nhất Phương thực hiện

Ngày 29-5, Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Sau hội nghị này, phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, về những hạn chế của ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe người dân và công tác quy hoạch, triển khai xây dựng các công trình y tế trong thời gian tới.

. Phóng viên: Một trong những vấn đề lớn trong công tác khám chữa bệnh hiện nay tại TPHCM là tình trạng quá tải. Xin ông cho biết tại sao ngành y tế chưa thể giải quyết được vấn đề này trong khi quá tải tại các bệnh viện đã tồn tại khá lâu?

img- Ông Nguyễn Văn Châu: Quá tải tại các bệnh viện tuyến TP là hậu quả của một quá trình lâu dài, tồn tại từ thời bao cấp đến nay do đầu tư cho y tế chưa đồng bộ như cơ sở y tế không đủ, nhân lực còn thiếu. Giải quyết vấn đề này không phải là việc trước mắt mà cần có kế hoạch lâu dài.

. Vậy để giải quyết tình trạng quá tải, chúng ta sẽ thực hiện những giải pháp gì?

- Cần phải có chiến lược cấu trúc lại mạng lưới y tế trên toàn địa bàn, bảo đảm đủ tối thiểu số giường bệnh so với tỉ lệ người dân. Bên cạnh đó, phải kết hợp với nhiều giải pháp khác như như đầu tư và tăng nguồn nhân lực. Hiện TP đang tập trung triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới ở 4 cửa ngõ TP để giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện nội thành, thành lập thêm một số chuyên khoa tại các bệnh viện như Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, An Bình, Tâm thần, Đa khoa Sài Gòn... Ngoài ra, ngành y tế cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm sàng, cận lâm sàng như phẫu thuật tim hở, xây dựng ngân hàng máu cuống rốn, điều trị phẫu thuật nội soi trong bệnh lý cột sống... Tuy nhiên, giải pháp căn cơ nhất là tổ chức mạng lưới y tế xuống đều các quận – huyện. Trong đó, bác sĩ gia đình là giải pháp cơ bản để giải quyết tình trạng quá tải. Dự án bác sĩ gia đình đã được triển khai từ năm 2003 với sự kết hợp của các chuyên gia Bỉ.

. Việc triển khai các công trình y tế trọng điểm mà ông vừa nêu vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị ngày càng tăng cao của người dân. Đến khi nào ngành y tế mới giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải?

- Nếu những công trình y tế được triển khai đồng bộ thì trong vòng 5 năm sẽ giải quyết được tạm thời. Nhưng để giải quyết được tình trạng quá tải trong y tế, phải mất từ 10-20 năm. Hiện nay, Thành ủy đã chỉ đạo đầu tư thêm bệnh viện nhi ở Bình Chánh và việc chỉ đạo xây dựng các bệnh viện cửa ngõ của TP cũng rất quyết liệt, đang trong giai đoạn triển khai mô hình. Tuy nhiên, hiện vẫn còn kẹt về kinh phí nên không thể triển khai đồng bộ mà phải từng bước. Từ đây đến năm 2015, các bệnh viện cửa ngõ sẽ lần lượt ra đời và việc chia sẻ kinh phí được thực hiện từng năm.

. Sẽ tìm ở đâu ra đội ngũ bác sĩ để triển khai mạng lưới y tế đến từng quận - huyện khi mà thực tế hiện nay có rất nhiều bác sĩ bỏ bệnh viện công ra bệnh viện tư?

- Trên cơ sở đầu tư các bệnh viện cửa ngõ thì bài toán khó nhất của ngành y tế thực sự là nguồn nhân lực. Tạm thời, TP sẽ thực hiện mô hình liên hiệp các bệnh viện lớn cấp TP với các bệnh viện cửa ngõ nhằm chia sẻ thương hiệu và nhân lực từ các bệnh viện lớn để hỗ trợ các bệnh viện cửa ngõ trong thời gian đầu. Thực sự đây không phải là giải pháp tốt nhưng là giải pháp hữu hiệu nhất trong hoàn cảnh này. Tuy nhiên, đây cũng là cách để giải quyết tâm lý người bệnh vì họ thường không tin tưởng y tế tuyến quận – huyện nên phải áp dụng cách chia sẻ thương hiệu. Ngành y tế cũng tăng chỉ tiêu đào tạo để có đủ đội ngũ y - bác sĩ cho cộng đồng.

. Trong khi chờ xây dựng các bệnh viện cửa ngõ thì người bệnh tiếp tục chịu tình trạng quá tải?

- Bên cạnh giải pháp lâu dài, hiện ngành y tế cũng có những giải pháp tạm thời như tăng số giường bệnh, tăng số bàn khám bệnh, tăng giờ làm việc của bác sĩ, cải tiến thủ tục hành chính, tin học hóa hệ thống quản lý, tăng cường điều trị trong ngày. Bệnh viện Ung Bướu đã áp dụng khám bệnh từ 6 giờ sáng, làm việc thông tầm, mổ cả ngày lễ và ngày nghỉ là một ví dụ.

Giao quyền tự chủ tài chính cho các trung tâm y tế

Đến nay, 100% quận – huyện, phường – xã – thị trấn tại TPHCM đã thành lập ban chăm sóc sức khỏe ban đầu, các trạm y tế có bác sĩ, y sĩ sản nhi, nữ hộ sinh, nâng mức trợ cấp lên 800.000 đồng/tháng/người. Riêng trong năm 2007, số lần khám khám chữa bệnh của các cơ sở y tế đạt 103,64%, số bệnh nhân nội trú đạt 126,49% kế hoạch. Trong đó, khối quận – huyện chiếm 54,84%, qua đó góp phần giảm tải cho các bệnh viện TP. Đến nay, các quận – huyện đã thực hiện việc giao quyền tự chủ cho trung tâm y tế, tạo điều kiện thuận lợi huy động các nguồn lực để từng bước thực hiện công bằng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Có 3 đơn vị hoàn toàn tự chủ về tài chính: Đó là Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Mắt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo