xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm việc trong môi trường máy lạnh: Nhiều bệnh nguy hiểm!

BỆNH NGHỀ NGHIỆP.- Bạn hãy kiểm tra môi trường làm việc để cùng tổ chức công đoàn đấu tranh cải thiện phòng bệnh tật lâu dài.


Trong xã hội hiện đại, nhờ có sự đầu tư và chuyển giao công nghệ, điều kiện làm việc của người lao động đã được cải thiện nhiều. Bên cạnh các thiết bị máy móc sản xuất hiện đại, các cơ quan, xí nghiệp rất chú trọng là  nâng cấp nhà xưởng, văn phòng  có trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, do không được bố trí khoa học, độ thông thoáng, bụi trong không khí không được đảm bảo đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động. Những triệu chứng xấu đó được gọi chung là hội chứng nhà kín (HCNK).


HCNK gây đau bao tử, rối loạn tâm thần...


HCNK là thuật ngữ dùng trong các nghiên cứu về môi trường trong nhà có tính chất là nhà kín, thông khí kém, có điều hòa nhiệt độ. Từ năm 1983, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định HCNK bao gồm những triệu chứng chính: mũi họng dễ bị kích thích; da khô; mệt mỏi, nhức đầu; tăng các bệnh về đường hô hấp và bệnh dị ứng. HCNK được xác định ở những đối tượng làm việc trong nhà kín, cao tầng, có đèn huỳnh quang, có sử dụng thông gió nhân tạo, vật liệu tổng hợp và sử dụng dung dịch tẩy rửa. Trong các nhà kín, không khí thường bị ô nhiễm do tích chứa các bụi, hơi khí, vi khuẩn, nấm mốc và bản thân chất lượng không khí trong phòng không sạch do thiếu oxy, khô và ngột ngạt do hệ thống sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí.


Các bệnh viêm mũi họng mạn tính, niêm mạc da thường xuyên bị kích thích, rối loạn cơ xương, rối loạn tim mạch, bệnh dạ dày, rối loạn tâm thần, suy nhược nặng... là các tác hại nghề nghiệp do lao động trong nhà kín có điều hòa nhiệt độ trong thời gian dài. Đặc biệt, các tác hại này càng gia tăng khi môi trường làm việc có thêm các yếu tố như: bụi, khói thuốc lá, hoá chất, số người làm việc quá lớn, tư thế làm việc gò bó, làm việc với máy vi tính hoặc các thiết bị có điện từ trường, tâm lý căng thẳng, phòng làm việc không có buồng đệm...


Tập trung nhiều ở các ngành: bưu điện, ngân hàng, lắp ráp điện tử...


HCNK có thể xảy ra ở bất kỳ một cơ quan, đơn vị nào nếu điều kiện môi trường làm việc không được bố trí khoa học. Nhưng có thể nói, hội chứng này xảy ra phổ biến nhất ở nhiều ngành như ngân hàng, bưu điện, hàng không, lắp ráp điện tử... ở Việt Nam. Hiện nay, HCNK đã được thế giới công nhận là một bệnh nghề nghiệp nhưng ở nước ta vấn đề này còn hết sức mới mẻ.


Tỷ lệ mắc bệnh của công nhân từ 60%-98%


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nổi bật nhất là tình trạng vi khí hậu không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Một kết quả điều tra của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM cho thấy nhiệt độ ở hầu hết các vị trí lao động của Nhà máy Cán thép Thủ Đức đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 120C, thậm chí tại doanh nghiệp tư nhân sản xuất mousse Anh Dũng có tới 72% số mẫu đo về nhiệt độ vượt quá mức cho phép. Những chỉ tiêu khác về tốc độ gió, nồng độ bụi, tiếng ồn... đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chính vì điều kiện môi trường như vậy, bệnh do HCNK càng trầm trọng hơn. Cụ thể là cơ sở Anh Dũng có tới 98% bị mắc các bệnh tai mũi họng, tỉ lệ này ở Nhà máy Cán thép Thủ Đức là 79%, ở Công ty Hóa chất trừ sâu Mosfly là 72%. Tỉ lệ mắc các bệnh phụ khoa cũng rất cao, dao động từ 20 đến 60%.


Hà Phương


 Câu hỏi trắc nghiệm


1- Lao động trong nhà kính, có điều hòa nhiệt độ, có máy vi tính là điều kiện làm việc hoàn toàn lý tưởng cho sức khỏe người lao động trong xã hội hiện đại ?


Trả lời: Sai.


2- Thường xuyên bị hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau lưng... khi làm việc trong nhà kín có phải  là những dấu hiệu báo động HCNK ?


Trả lời: Đúng.


3- Sẩy thai, thai non, thai lưu và dẫn đến vô sinh là bệnh của HCNK?


Trả lời: Sai.


4- Làm việc trong nhà kín có thể làm rối loạn tâm thần và điên loạn không?


Trả lời: Sai.


5- HCNK chỉ xảy ra ở lứa tuổi 30 - 50 ?


Trả lời: Sai. HCNK có thể xảy ra ở tất cả những người làm việc trong môi trường không khí không sạch do thiếu oxy, khô và ngột ngạt.


6- Nên tăng cường khẩu phần ăn uống, bồi bổ cơ thể khi có những biểu hiện mệt mỏi sau giờ làm việc?


Trả lời: Đúng.


7- Khi làm việc ở môi trường có nguy cơ bị HCNK, cần có kế hoạch nghỉ ngơi khoảng 15 phút sau 2 giờ làm việc?


Trả lời: Đúng.


8- HCNK không gây tổn thương ở tim, phổi, dạ dày.


Trả lời: Sai.


9- Chỉ cần lắp thêm quạt thông gió tại những nơi làm việc đông người để không khí thoáng đãng là có thể tránh được những tác hại của HCNK ?


Trả lời: Sai. Đây chỉ là một trong những biện pháp để cải thiện chất lượng không khí trong nhà kín.


10- Người dân sống trong những căn nhà kín, có điều hòa nhiệt độ, không thông thoáng cũng có thể bị HCNK?


Trả lời: Đúng.







TS NGUYỄN THỊ TOÁN -  Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường:

Cần có những nghiên cứu sâu hơn về Hội chứng nhà kín


. Hiện nay, số lao động Việt Nam trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại ngày càng nhiều. Vậy HCNK, căn bệnh của xã hội hiện đại đã có mặt tại Việt Nam?


- TS Nguyễn Thị Toán: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn công nhân làm việc trong nhà kín có điều hòa nhiệt độ ở một số ngân hàng, Công ty Lắp ráp điện tử LG và sản xuất đèn hình Orion Hanel. Kết quả cho thấy 51,97% công nhân làm việc với màn hình vi tính phàn nàn bị đau đầu, 47% bị đau lưng, 32% bị chóng mặt, 37,8% bị mất ngủ, 35% bị đau khớp cổ tay. Kết quả khám lâm sàng và thử nghiệm visiotest còn cho thấy những con số đáng lo ngại hơn: Tình trạng mệt mỏi chiếm tới 48%, tình trạng giảm thị lực từ 21 đến 25 %, khoảng 70% bị viêm mũi, họng, 36% bị đau vùng trước tim, 13,68% bị sẩy thai, 38% bị mỏi cơ xương, khoảng 17,82% bị các bệnh ngoài da... Những con số đó chứng tỏ những nơi này có những biểu hiện của HCNK với các biểu hiện chủ yếu là đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, viêm mũi họng, đau vùng trước tim, huyết áp, các bệnh ngoài da...


. Vậy trong tương lai, HCNK liệu có được đưa vào danh sách các bệnh nghề nghiệp có bảo hiểm ở Việt Nam?


- Nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ có tính chất điều tra, khảo sát. Muốn đưa nó hay bất cứ một bệnh nào đó trở thành bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, cần thiết phải tiến hành đề tài nghiên cứu cấp bộ với những bằng chứng thuyết phục để chứng minh những biểu hiện của HCNK là do làm việc trong môi trường nhà kín có điều hòa gây ra. Sau đó chúng tôi sẽ có công văn đề nghị liên bộ trình Bộ LĐ-TB-XH, Tổng LĐLĐ VN, Bộ Y tế phê duyệt. Lúc đó nó mới được bổ sung vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở VN.


 Cách phòng ngừa


- Không đóng cửa kín hoàn toàn trong 8 giờ làm việc.


- Lắp đặt hệ thống thông hút gió để không khí nơi làm việc có sự lưu thông thường xuyên.


- Phòng kín có điều hòa nhiệt độ thì nhất thiết phải có hành lang đệm. Nhiệt độ không khí nơi đây phải thấp hơn nhiệt độ ngoài trời nhưng cao hơn nhiệt độ trong phòng. Điều này sẽ giúp người lao động tránh được những ảnh hưởng xấu như trụy tim, đột quỵ, tăng giảm huyết áp đột ngột...) do bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào.


- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị làm việc và nhà xưởng.


- Hệ thống điều hòa nhiệt độ được lắp đặt khoa học và thường xuyên được kiểm tra, làm sạch bụi.


- Không dùng các hóa chất tẩy rửa, hóa chất diệt côn trùng tại nhà kín nhất là đang trong giờ làm việc.


- Trong phòng làm việc kín không đặt bếp để đun nấu.


- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điều kiện vi khí hậu nơi làm việc (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) để điều chỉnh kịp thời

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo