xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: Chúng ta đang lúng túng về cơ chế thị trường

Thục Hà

Khung pháp luật cần phải xác định rõ hơn các quyền sở hữu tài sản

img Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, trong thực tế vẫn còn tình trạng Chính phủ điều hành đất nước bằng các công cụ hành chính hơn là bằng pháp luật. Bộ trưởng có thấy như vậy?

- Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc: Có thể vấn đề nhà báo đề cập nằm ngoài cải cách tư pháp mà là cải cách hành chính. Đây là vấn đề rất lý thú. Trong cơ chế kế hoạch tập trung, vai trò Nhà nước như một cái gì đó đương nhiên, tất yếu, nhưng trong cơ chế thị trường vai trò quản lý Nhà nước lại càng quan trọng. Vấn đề là quản lý như thế nào thôi. Thực tế, đúng là vẫn chưa xác định rõ được vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường XHCN, vẫn còn tình trạng Nhà nước ôm đồm quá nhiều việc, chưa tập trung đúng mức vào quản lý vĩ mô. Lập pháp, hành pháp và tư pháp còn nhiều vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện.

img Các doanh nghiệp (DN) kêu ca, trong điều kiện mở cửa và tự do kinh doanh,  các “luật chơi” còn ít được tôn trọng, thậm chí còn bị lạm dụng bằng các cơ chế hành chính của Nhà nước?

- Không nên nhìn nhận một cách cực đoan như vậy. Nếu không có sự điều hành của Chính phủ, không có sự can thiệp cụ thể vào các công việc cụ thể tức là bỏ rơi DN. Chúng ta còn nhớ tại diễn đàn của Quốc hội, có đại biểu đã kêu lên rằng, “thế là Chính phủ đã hết chơi với nông dân”, vì cho rằng Chính phủ không lo việc tiêu thụ lương thực cho nông dân. Cho nên trong trường hợp này vai trò của Chính phủ là không thể thiếu được. Tất nhiên, tôi cũng không phủ nhận rằng thực tế nhiều nguyên tắc pháp quyền chưa được một số cơ quan và một bộ phận cán bộ công chức Nhà nước quán triệt vận dụng. Cái này phải khắc phục dần. Vấn đề hiện nay của Nhà nước là phải đổi mới phương thức quản lý, nhưng cái khó của ta bây giờ lại là đổi mới thế nào, nhất là trong quá trình đang hình thành cơ chế mới, cơ chế thị trường. Sự ra đời của cơ chế này, là đương nhiên rồi và dứt khoát phải có sự hỗ trợ, tác động của Nhà nước. Vấn đề chúng ta đang lúng túng hiện nay là tác động đến mức nào là vừa và tác động bằng phương thức nào là hợp lý.

img Vậy hệ thống pháp luật sẽ đáp ứng cơ chế thị trường những năm tới thế nào, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thưa Bộ trưởng?

- Hoàn thiện khung pháp luật đảm bảo cho nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN phát triển còn rất nhiều vấn đề phải làm, trong đó có những cái thuộc nguyên tắc, có cái thuộc điều kiện đảm bảo. Chẳng hạn, khung pháp luật thời gian tới phải xác định rõ hơn nữa các quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là sở hữu Nhà nước và sở hữu toàn dân, bảo đảm quyền của tất cả chủ sở hữu tài sản đều bình đẳng như nhau bằng việc sửa đổi Hiến pháp, Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản pháp quy liên quan. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của DN trong môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng, trật tự kỷ cương nhằm nâng cao sức cạnh tranh của VN trên thế giới; bảo đảm quyền tự chủ, tự định đoạt của các DN, kể cả DN Nhà nước với tư cách là các chủ thể pháp luật độc lập; xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về tài chính, tiền tệ; tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và đặc biệt để khắc phục tình trạng “can thiệp” như nhà báo đề cập. Tới đây khung pháp lý cũng sẽ xác định rõ nguyên tắc và giới hạn mà Nhà nước có thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào hoạt động kinh doanh.

img Xin cám ơn Bộ trưởng.

 Đào tạo 17.000 - 18.000 luật sư

Đến năm 2010, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống pháp luật VN cần đào tạo:

- Số lượng: 7.000 - 8.000 thẩm phán; 17.000 - 18.000 luật sư: 3.000 - 4.000 chấp hành viên; 800 - 1.000 công chứng viên và 15 - 20% các thẩm phán, công chức và chuyên gia pháp lý cần phải được đào tạo lại 5 năm một lần.

- Chất lượng: Trong vòng 10 năm, đào tạo được các công chức có trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực; luật sư, thẩm phán và công chức luật phải có đầy đủ các kiến thức về lý luận và thực tiễn, đủ sức phân tích và giải quyết được các vấn đề pháp lý phức tạp; có khả năng soạn thảo pháp luật, tư duy sáng tạo; khả năng sử dụng công nghệ thông tin, tiến hành nghiên cứu pháp luật độc lập, kể cả nghiên cứu pháp luật so sánh trên mạng Internet; nói và viết thành thạo một ngoại ngữ.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo