xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cách nào phá vòng vây ô nhiễm?

Trần Trung – Kim Long

Cuối năm 2006, các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động nếu không hoàn tất việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung

Cách nào phá vòng vây ô nhiễm chính là tâm điểm mà Báo Người Lao Động trao đổi với các nhà quản lý, nhà khoa học nhằm hưởng ứng chương trình hành động bảo vệ môi trường mà Thành ủy TP đã phát động trong năm 2006. Đó là: “Tập trung xây dựng một TP sạch xanh, phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường để phát triển TP toàn diện, bền vững lâu dài...”.

Đóng cửa nếu gây ô nhiễm

Chất lượng môi trường suy giảm, nồng độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đều vượt tiêu chuẩn cho phép... Dư luận cho rằng để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm chính thuộc về Sở Tài nguyên- Môi trường (TN-MT) đã buông lỏng công tác quản lý môi trường?! Trả lời về vấn đề này, ông Trần Thế Ngọc, Giám đốc Sở TN-MT, cho rằng trước đây do việc quản lý môi trường bị phân tán cho nhiều sở, ngành nên còn nhiều bất cập. Từ khi Sở TN-MT được thành lập (năm 2003) đến nay, sở đã có những biện pháp khắc phục dần tình trạng ô nhiễm trên địa bàn TP. Tuy nhiên, để giải quyết có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, chúng ta cần có lộ trình nhưng phải kiên quyết. Đơn cử, về vấn đề ô nhiễm chất thải công nghiệp, các cơ sở sản xuất buộc phải có hệ thống xử lý nước thải, nếu không sẽ bị xử phạt thật nặng, thậm chí kiến nghị UBND TP đóng cửa. Đối với các cơ sở nằm trong chương trình di dời ô nhiễm, hạn chót là đến hết năm 2006 nếu chậm di dời sẽ có biện pháp chế tài thật nặng. “Riêng 10 khu công nghiệp của TP, các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp nếu không xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung trong năm 2006 sẽ không được phép tiếp tục hoạt động kinh doanh, khai thác hạ tầng” - ông Ngọc nhấn mạnh. Mục tiêu chung phấn đấu, đến năm 2010 sẽ di dời 100% cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi trung tâm TP, đồng thời 100% các cơ sở sản xuất khi xả thải phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.

Với kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu về lĩnh vực môi trường, GS-TS Lâm Minh Triết, phụ trách Văn phòng Chiến lược Môi trường TPHCM, cho rằng hiện nay nhiều cơ sở sản xuất cũng có trang bị hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ để đối phó với cơ quan quản lý, rất ít khi đưa vào vận hành. Do đó cái khó của đơn vị quản lý là làm sao phải dung hòa giữa việc không cản trở việc sản xuất của các doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm vệ sinh môi trường. Để giải quyết tình trạng này, ông Triết cho biết, TP đang tích cực triển khai chương trình sản xuất xanh sạch hơn với mức đầu tư thiết bị không quá cao nên cũng thu hút nhiều cơ sở tham gia.

Đổi xăng bằng khí hóa lỏng cho xe buýt, taxi?

Về những biện pháp cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn TPHCM, TS Nguyễn Đinh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP, cho biết đang thực hiện chương trình mà UBND TP đã phê duyệt. Theo đó, mục tiêu nhằm hạn chế gia tăng ô nhiễm không khí trong các hoạt động vận tải, công nghiệp, xây dựng... Cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường ở một số khu vực, quận – huyện đang là “điểm nóng” của ô nhiễm khí thải... Trong năm 2006, Sở GTCC phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng bản đồ ô nhiễm; lộ trình nhập khẩu và sản xuất khí vận tải công nghiệp trong chăn nuôi và xây dựng hóa chất các ngành có thải khí. TP cũng sẽ đầu tư cho các dự án nạo vét và làm sạch các hành lang đường thủy theo quy hoạch. “Để tạo bước đột phá trong việc giảm ô nhiễm khí thải, đến năm 2007 Sở GTCC sẽ xây dựng lộ trình chuyển đổi xe chạy khí thải bằng khí hóa lỏng cho xe buýt, taxi và sử dụng các năng lượng khác cho các phương tiện để giảm ô nhiễm môi trường” - ông Tuấn nói.

Hàng loạt các chương trình trọng điểm để bảo vệ môi trường: cải tạo hệ thống kênh rạch, quản lý chất thải công nghiệp, bảo vệ nguồn nước, phát triển mảng xanh đô thị... đang được TP triển khai. “Điều hết sức quan trọng là việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Nếu thực hiện tốt các hoạt động như Ngày chủ nhật không có rác, Đường phố không có rác, không xả rác xuống kênh rạch... thì TP sẽ trong xanh trở lại” - ông Ngọc khẳng định.

Đã có 1.087/1.398 đơn vị sản xuất gây ô nhiễm di dời

Ngày 6-4, ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, đã chủ trì cuộc họp về tình hình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm trên địa bàn TP. Theo ông Hà Viết Thanh, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp TP, đến nay có 1.087/1.398 đơn vị đã thực hiện việc di dời (tỉ lệ đạt 78%). Trong đó 914 đơn vị không còn gây ô nhiễm, 167 đơn vị đang từng bước hoàn tất việc xử lý ô nhiễm tại chỗ... Trong số 41 doanh nghiệp (DN) trực thuộc Bộ Công nghiệp, tính đến nay đã có 20 DN di dời và xử lý ô nhiễm tại chỗ, còn lại 21 DN sẽ lần lượt di dời từ đây cho đến năm 2007. Riêng trong năm 2006, 8 DN sẽ di dời ngay, gồm: Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ, Nhà máy Thép Tân Thuận, Công ty Da Sài Gòn, Công ty Cổ phần Nhựa Vân Đồn, Công ty Dệt kim Đông Phương, Công ty Hơi kỹ nghệ que hàn, Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam và Công ty Cổ phần Lưới thép Bình Tây. T.H

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo