xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần 4: Đường gian nan tới chiến thắng

Yến Anh

9 giờ kém 10 ngày 13-7. Trường quay S9 của Đài Truyền hình VN (VTV) đông nghẹt người. Cả 4 nhà leo núi đều tỏ ra rất căng thẳng trước khi bước vào cuộc thi. Ngoài hành lang, hơn 100 nhà leo núi từng vô địch tháng trong suốt 4 năm diễn ra cuộc thi hồ hởi chờ đến lượt mình “biểu diễn”. Nhiệm vụ của họ là chạy một vòng qua sân khấu và cười thật tươi, sau đó là ủng hộ thật nhiệt tình cho các nhà leo núi.

LG tiếp tục tài trợ chương trình Đường lên đỉnh OLympia lần 5

Ban Biên tập VTV3, VTV và Công ty điện tử LG Việt Nam (LGEVN) vừa chính thức thông báo cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần 5- 2003 tiếp tục được thực hiện với sự tài trợ của LGEVN. Theo nhà báo Tạ Bích Loan, Phó Trưởng Ban Biên tập VTV3, dù đã qua 4 năm phát sóng liên tiếp, Đường lên đỉnh Olympia vẫn đứng trong top 5 chương trình truyền hình có lượng người xem cao nhất của VTV.

Trong năm thứ 5, Đường lên đỉnh Olympia sẽ có những cải tiến toàn diện như tăng cường áp dụng các phương pháp trắc nghiệm chỉ số thông minh (IQ test) cũng như tăng tính giải trí của chương trình. Ông Dae Ki Cho, Tổng Giám đốc LGEVN, cho biết về căn bản, giải thưởng cho học sinh tham gia cuộc thi vẫn như các năm trước. Giải nhất cuộc thi hàng năm là một học bổng du học nước ngoài trị giá 35.000 USD.          

H.L.A

“Vạn sự khởi đầu nan...”

Vô địch quý III, nhưng xếp theo thứ tự tại trường quay, Võ Văn Dũng là người được số 1, tiếp theo là Nguyễn Văn Quý, Trần Thu Phương và cuối cùng là Trương Quang Huy. Không hổ danh là người biết “chớp thời cơ” như Nguyễn Văn Quý đã từng nhận xét, ngay ở câu hỏi số 1 của phần “Khởi động”, Dũng đã giành được 10 điểm với hình ảnh lộ ra là một chiếc chân của trâu vàng. Khi Trương Quang Huy bấm nút trả lời bức tranh là hình ảnh trâu vàng, biểu tượng của SEA Games 23, nhiều khán giả đã nghĩ đến một tràng pháo tay dành cho Huy nhưng rất tiếc đó lại là một đáp án chưa chính xác. Chính sự khởi đầu không mấy thuận lợi đã khiến cho cả Huy và Quý đều không có điểm cho đến tận phần thi về đích sau này.

Việc sử dụng máy tính thay vì bấm nút ở phần thi “Vượt chướng ngại vật” được coi là quá mới và thách thức đối với cả 4 vận động viên. Với cách thi cũ, cơ hội ăn điểm của các nhà leo núi nhiều hơn với 3 lần chạy và 3 lần bấm nút, nhưng ở cuộc thi này thì chỉ có 1. Và kết quả là cả 4 vận động viên không ai giành được điểm ở phần thi này. Có lẽ do quá run và mất bình tĩnh trước các cổ động viên hùng hậu tại trường quay cũng như ở các đầu cầu, trong phần tăng tốc, với câu hỏi địa danh nào là tên của một ngọn núi ở Nghệ An và là 1 trong 7 ngọn thất sơn ở An Giang, Quang Huy nhanh chóng bấm chuông để rồi lại lúng túng không đưa ra được câu trả lời. Ở phần thi này, chỉ có Võ Văn Dũng và sau đó là Trần Thu Phương trả lời đúng với lưng vốn có được là 80 và 40 điểm. Cô gái duy nhất có mặt trong vòng chung kết tỏ ra khá tự tin, đặc biệt là mỗi khi nhận được sự cổ vũ từ phía khán giả.

Một kết thúc không có bất ngờ

Rất tiếc cho Nguyễn Văn Quý, cậu học trò nghèo trường THPT Ba Đình, giỏi các môn xã hội nhưng lại “đuối” tự nhiên.

 Đến tận vòng thi cuối cùng, điểm số của Quý vẫn là 0, Dũng 100, Phương 60 và Huy 20. Với số điểm chênh lệch quá nhiều, nhiều khán giả và cổ động viên đã nghĩ đến một kết thúc chẳng có bất ngờ, phần thắng chắc chắn thuộc về Võ Văn Dũng. Nhưng... thêm một câu hỏi “về đích” nữa, tình hình đã thay đổi. Điểm số lúc này là Dũng 120, Quý 40, Phương 80 và Huy 60. “Ngôi sao may mắn” được Thu Phương đặt trên bàn ở câu hỏi cuối cùng đã làm sự căng thẳng và lo lắng lộ rõ trên nét mặt Dũng. “Ngôi sao may mắn” lúc này đã khiến cho cuộc thi trở nên hấp dẫn hơn, bởi nếu Phương là người chiến thắng và Dũng không trả lời đúng, điểm số của cả hai người sẽ cùng là 120. Câu hỏi cuối cùng là một câu hỏi toán, do quá căng thẳng, Dũng đã chọn phương án “bỏ qua”. Nhưng rất tiếc, cũng như Quý và Huy, Phương đã không đưa ra được một đáp án đúng. Và chiến thắng với học bổng trị giá 35.000 USD, lần đầu tiên, thuộc về một cậu học trò Đà Nẵng.

Chân dung nhà vô địch

Suốt thời gian diễn ra cuộc thi, các cổ động viên ít thấy Dũng cười. Ngay cả khi chắc chắn mình đã chinh phục thành công đỉnh Olympia, gương mặt của cậu học trò này vẫn không bớt...căng thẳng. Cho đến tận khi các phóng viên nhắc nhở “cười lên nào” để chụp ảnh, người ta mới thấy Dũng tươi lên đôi chút. Sau phút đăng quang với vòng nguyệt quế, Dũng tâm sự, dù đã tự nhủ phải bình tĩnh nhưng em vẫn rất run. Cách thi mới trên máy tính lần này tuy hay nhưng dùng chưa quen nên không hiệu quả lắm. Vả lại những câu hỏi ở trận chung kết đều là những câu hỏi rất hóc nên khó giành được điểm cao như các cuộc thi trước.

Đâu là thời điểm em mất bình tĩnh nhất trong suốt cuộc thi? Nhà vô địch trả lời: Lúc Phương chọn “ngôi sao may mắn”, dù học giỏi toán nhưng em vẫn không thể nào tìm ra được đáp số đúng, đành chọn phương án “bỏ qua”. Thế còn bây giờ, em sẽ học ở đâu với học bổng 35.000 USD của LG? Dũng trả lời rất hiền và dễ mến: Cũng giống chị Trần Ngọc Minh và anh Phan Mạnh Tân thôi, em sẽ theo học tại trường ĐH Melbourne (Úc), ngành ngoại thương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo