xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Còn liệt kê đơn giản, chưa tập trung cho giải pháp

T.An - G.Linh - Y.Anh

Các báo cáo hơi lơ lửng, mấy năm qua cứ lặp đi lặp lại, chỉ thay con số là đưa thành báo cáo mớiChánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện cho biết, trong công tác xét xử các vụ án hình sự, các tòa án tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 08 về cải cách tư pháp.

Đặc biệt, tòa  án các cấp đã đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại tòa, qua đó nâng cao trách nhiệm của thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư.

Hơn 50% số đơn đề nghị xét lại các bản án.- Theo báo cáo của TAND Tối cao, trong 6 tháng qua đã nhận được khoảng 10.000 đơn các loại, trong đó có 5.872 đơn đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định của tòa  án đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền của tòa án. ĐB Nguyễn Đức Chính (TPHCM)  nhận định: Như vậy là chất lượng xét xử tiếp tục có vấn đề bởi số đơn gửi tới có hơn nửa là đề nghị xem xét lại các vụ án đã có hiệu lực. Tốc độ thi hành án còn chậm,  trong 6 tháng mới giải quyết được gần 3.500/10.000 vụ (mới được hơn 1/3), số đơn tồn đọng vẫn còn 2/3, đấy là chưa kể đến những vụ án còn tồn đọng trước đó. “Cần những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, báo cáo của tòa  án mới chỉ nêu làm được bao nhiêu việc, còn các giải pháp và trọng tâm công việc cụ thể như thế nào thì không thấy có”, ông Chính bức xúc.

Cùng quan điểm trên, ĐB Trần Thành Long (TPHCM) nói: Tôi rất băn khoăn chất lượng xét xử các vụ án do vẫn còn tình trạng khi xét xử, có người chạy lòng vòng bên ngoài làm áp lực. Chẳng hạn như các khiếu kiện liên quan đến nhà đất tại TPHCM đều có các “cò” chạy. Mặt khác, cán bộ của VKS và tòa án đều là những người nắm vững pháp luật, nếu họ không trong sáng thì tính chất của vụ án sẽ bị méo mó. Nhưng thực tế, giám sát được những cơ quan này rất khó. ĐB Nguyễn Đình Lộc (TPHCM) gay gắt hơn: Báo cáo của VKS và tòa án hơi lơ lửng, theo dõi mấy năm qua thấy cứ lặp đi lặp lại và hình như chỉ cần thay con số là có thể báo cáo được.

. Tồn tại: Các trường hợp xét xử oan sai nghiêm trọng, TAND Tối cao đã chỉ đạo tòa  án nơi xét xử oan phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, thực hiện bồi thường theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH.  

Tham nhũng còn ít được đề cập.-  “Tôi thấy một số việc rất được dư luận xã hội quan tâm như tham nhũng thì việc khởi tố và xử lý lại giảm. Do vậy, cần nghiên cứu xem thực tế là thế nào?”, ĐB Lê Văn Tâm (Cần Thơ) thắc mắc. Ông Nguyễn Đình Lộc cũng chỉ ra rằng báo cáo của VKS, tòa án và thậm chí cả báo cáo của Chính phủ đều ít thấy đề cập đến vấn đề tham nhũng. Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc-vấn đề này được làm hết sức quyết liệt, phó chủ tịch QH nếu tham nhũng cũng sẽ bị tử hình.  Trong khi chúng ta cứ nói mãi tham nhũng là quốc nạn nhưng làm thế nào để dẹp được quốc nạn này thì lại chưa làm đến nơi đến chốn. “Phải chăng bây giờ chúng ta đã thấy vấn đề này nhàm chán  rồi”? - ông Nguyễn Đình Lộc nói - “Tôi nghĩ cần đưa vấn đề này vào trong chương trình quốc gia phòng chống tội phạm”. ĐB Trương Hòa Bình (TPHCM) nhìn nhận: Tham ô tham nhũng từ cấp dưới đến cấp trên diễn ra hết sức phức tạp.Vì vậy cần phải có đánh giá đúng mức về vấn đề này. Ông Bình đề nghị nâng Pháp lệnh Chống tham nhũng thành Luật Chống tham nhũng.

Hai bài học từ Đà Nẵng.- “Thời gian qua, số lượng các vụ án mà tòa án các cấp phải thụ lý, giải quyết có chiều hướng tăng nhanh. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, tội xâm phạm sở hữu và tội phạm an toàn giao thông đường bộ chiếm tỉ lệ lớn”, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện cảnh báo. Các vụ án dân sự liên quan đến nhà ở, quyền sử dụng đất, chia thừa kế hoặc đòi nợ, vụ án hôn nhân và gia đình chiếm tỉ lệ lớn.

Tình trạng tai nạn giao thông gia tăng, một phần do chưa giải quyết triệt để tình trạng CSGT nhũng nhiễu, nhận tiền để xe không đủ an toàn, xe quá tải lưu thông. ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) đặt câu hỏi: Vụ lình xình CSGT mãi lộ ở trạm Dầu Giây không phải bây giờ mới bị phát hiện mà đã tồn tại từ 20 năm qua, tại sao không giải quyết được triệt để? Ông Thanh hiến kế từ chính địa phương mình: Trước đây, trạm kiểm soát giao thông Kim Liên (TP Đà Nẵng) cũng bị lái xe kêu nhiều. UBND TP đã triệu tập cuộc họp giữa lãnh đạo CATP và hội cựu chiến binh lại, ký liên tịch, giao cho hội cựu chiến binh giám sát CSGT ở trạm này. Hằng ngày, mỗi khi CSGT ách xe kiểm tra, các cựu chiến binh chỉ cần lại gần đứng coi rồi về báo cáo trực tiếp với lãnh đạo thành phố. Chỉ cần thế, mấy CSGT cũng ngán, không dám nhận tiền. Ông Nguyễn Bá Thanh còn đề xuất: Chỉ một việc đơn giản, cứ mỗi CSGT 6 tháng luân chuyển một lần, tại sao không làm được?

Một vấn đề khác, số vụ khiếu kiện liên quan tới đất đai chiếm 60% khiếu kiện vượt cấp, kéo dài hiện nay. Trong 9 năm qua, Đà Nẵng không có khiếu kiện ra Trung ương, trong khi trung bình mỗi năm TP giải tỏa khoảng 6.000 hộ, tổng cộng tới 54.000 hộ mà cũng không mất một đồng đền bù. Theo ông Nguyễn Bá Thanh, vấn đề là người dân đồng thuận. Trước khi tiến hành giải toả, phải nhận được sự đồng ý của tối thiểu 80% số hộ dân trong khu vực giải tỏa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo