xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa ra “ngưỡng” để kiểm soát độc quyền!

T.An

Tập trung kinh tế dẫn đến vị trí thống lĩnh có khả năng khống chế thị trường ở mức độ cao thì phải bị cấmNgày 29-5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận, góp ý dự án Luật Cạnh tranh, dự án Luật An ninh quốc gia và dự án sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xuất bản.

Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết: Cả nước có khoảng 120.000 doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh, 5.000 DN Nhà nước, 3.000 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 2,5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Số DN gia tăng, quy mô DN ngày càng mở rộng làm cho cạnh tranh giữa các DN trở nên gay gắt. Các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh xảy ra thường xuyên hơn, tác động xấu đến môi trường cạnh tranh và gây thiệt hại cho DN làm ăn chân chính.

Rào cản thương mại ngay trên thị trường nội địa

Ông Trương Đình Tuyển cũng cảnh báo: Đã và sẽ xuất hiện những công ty đa quốc gia hoạt động ở VN. Với sức mạnh kinh tế, những công ty này có khả năng tạo lập được vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Trong bối cảnh đó, một bộ phận DN VN tiềm lực kinh tế hạn chế đang bị loại bỏ dần.

Bên cạnh đó, tình trạng phân biệt, đối xử với các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa DN Nhà nước và DN tư nhân khá phổ biến. Do quyền lợi cục bộ, một số cơ quan Nhà nước đã tiếp tay cho hành vi cạnh tranh không lành mạnh: bằng các mệnh lệnh hành chính, gián tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các DN, tạo lợi thế cho một số DN. Tình trạng này làm xuất hiện rào cản thương mại ngay trên thị trường nội địa theo cách “chỉ được mua xi măng của tỉnh nhà”, “chỉ được sử dụng bia của tỉnh nhà”... làm mất cơ hội cạnh tranh bình đẳng của các DN khác, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế.

Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

“Nền kinh tế nước ta hiện nay, tỉ trọng kinh tế Nhà nước vẫn còn cao, trong đó nhiều mặt hàng Nhà nước vẫn giữ độc quyền kinh doanh. Dự án luật đã xây dựng theo hướng đưa ra một số cơ chế để kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của các DN này”- Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nói.

Thời gian qua, các công ty đa quốc gia đã tiến hành các vụ tập trung kinh tế thông qua việc sáp nhập, mua lại DN, thực hiện hoạt động liên doanh nhưng sau đó chấp nhận lỗ hằng năm trời để làm cạn kiệt khả năng tài chính của DN VN. Sau đó mua lại cổ phần, chiếm lĩnh thị trường và tiếp tục loại bỏ đối thủ. Ông Tuyển cho biết, mục tiêu là sẽ đưa ra “ngưỡng” mà với các ngưỡng đó các trường hợp tập trung kinh tế dẫn đến vị trí thống lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh phải được kiểm soát. Trường hợp tập trung kinh tế dẫn đến vị trí thống lĩnh có khả năng khống thế thị trường ở mức độ cao, hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể thì phải bị cấm. Cụ thể, DN có thị phần đạt 30% trở lên bị coi là có vị trí thống lĩnh, cần phải kiểm soát bằng cơ chế thông báo. DN chiếm trên 50% thị phần thông qua tập trung kinh tế sẽ bị cấm. Ông Trương Đình Tuyển giải thích: Việc đặt ra “ngưỡng” nhằm ngăn chặn các hành vi mua lại, sáp nhập, hợp nhất hoặc thực hiện các hành vi dưới dạng liên doanh nhưng thực chất là thôn tính các đối tác của các tập đoàn đa quốc gia với mục tiêu là loại bỏ sự cạnh tranh của các DN khác, triệt tiêu khả năng xuất hiện các DN vừa và nhỏ.

Quy định cấm DN tập trung kinh tế cần được xem xét thận trọng

Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội cho rằng: Hiện xu hướng trên thế giới và VN thì tập trung kinh tế (sáp nhập, hợp nhất, mua lại DN, liên doanh, liên kết...) là hiện tượng bình thường nhằm tăng tiềm lực kinh tế, phát huy tổng thể sức mạnh. Xét về mặt chủ trương, Nhà nước đang khuyến khích các DN liên doanh, liên kết để hình thành tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh với DN nước ngoài. Luật DN Nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại VN đều quy định quyền thực hiện tập trung kinh tế của các DN. Thay mặt cơ quan thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh đề nghị: Quy định cấm DN tập trung kinh tế cần được xem xét thận trọng, phải căn cứ vào mục đích, hậu quả của tập trung kinh tế chứ không đơn thuần dựa vào thị phần DN.

Cũng trong sáng 29-5, Quốc hội đã nghe Chủ tịch nước Trần Đức Lương đọc tờ trình về việc phê chuẩn Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ giữa VN và Trung Quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo