xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lừa đảo ngập Facebook

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Theo Công ty An ninh mạng Bkav, nửa đầu năm 2015, trung bình mỗi ngày xuất hiện thêm 40 trang giả mạo Facebook lừa lấy mật khẩu người dùng để lừa tiền, phát tán tin nhắn rác

Các chiêu lừa đảo, phát tán virus, mã độc... trên Facebook tại Việt Nam đang gia tăng chóng mặt khiến người dùng thiệt hại đủ đường. Các chuyên gia cảnh báo người dùng cần luôn cảnh giác, có giải pháp phòng tránh... khi sử dụng Facebook.

Đủ chiêu lừa tinh vi, nguy hiểm

Anh N.H.B (ngụ quận 3, TP HCM) cho biết vừa bị bạn bè mắng vốn là gửi quá nhiều đường link chứa video có nội dung hài hước nhưng khi click vào thì lập tức máy tính nhiễm virus. Sau đó, tài khoản của bạn bè anh B. lại tiếp tục tự động gửi đi những đường link như vậy. Về trường hợp này, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia an ninh mạng, lý giải: “Máy người dùng đã bị nhiễm virus từ Facebook. Virus này có thể điều khiển được Facebook của nạn nhân rồi trục lợi bằng các quảng cáo rác... Bên cạnh đó, nó có thể có keylog (virus ghi lại các thao tác gõ bàn phím của người dùng để đánh cắp mật khẩu) để thu thập dữ liệu hoặc Backdoor (chương trình gián điệp) mở đường cho các virus khác lây nhiễm vào máy nạn nhân”.

Kẻ xấu sau khi chiếm đoạt tài khoản Facebook sẽ gửi hàng loạt tin nhắn giả mạo, lừa đảo như thế này đến người dùng
Kẻ xấu sau khi chiếm đoạt tài khoản Facebook sẽ gửi hàng loạt tin nhắn giả mạo, lừa đảo như thế này đến người dùng

Còn chị V.T.P (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM), kể: “Đầu tháng 8, qua Facebook tôi nhận được tin nhắn của người bạn thân nhờ mua giùm thẻ cào điện thoại giá 500.000 đồng. Tôi chạy đi mua ngay và cung cấp mã số thẻ trên Facebook. Sau đó, tôi liên lạc lại thì bạn cho biết không sử dụng tài khoản Facebook được nữa và không nhờ tôi mua thẻ cào gì cả”. Đối với trường hợp này, các chuyên gia cho biết kẻ xấu đã tung các đường link có chứa virus lên Facebook để dụ người dùng bấm vào rồi dẫn họ đến một trang khác tự động tải mã độc về máy tính, lấy thông tin người dùng và chiếm quyền điều khiển Facebook. Sau đó, kẻ xấu lấy danh nghĩa nạn nhân đi lừa. Các đường link này thường quảng cáo hình ảnh, phim khiêu dâm hay video quay các vụ tai nạn kinh hoàng để đánh vào tâm lý tò mò của người dùng.

Một trong những trò lừa phổ biến để cướp tài khoản Facebook đã được cảnh báo nhưng hiện nhiều người dùng vẫn mắc phải. Đó là kẻ xấu gửi đi một email mạo danh Facebook đến hộp thư của người dùng “thông báo” họ vi phạm chính sách bảo vệ quyền riêng tư của Facebook hoặc bị ai đấy báo cáo vi phạm. Những email này yêu cầu người dùng phải click vào một đường link đăng nhập để xác minh sự việc. Ngay sau khi đăng nhập với tên tài khoản và mật khẩu tại trang Facebook giả mạo thì những thông tin này được chuyển về cho kẻ xấu và thế là người dùng mất ngay tài khoản Facebook.

Phòng, chống không khó

Ông Ngô Trần Vũ, ủy viên Ban Chấp hành Chi hội An toàn thông tin phía Nam, cho biết: “Mạng xã hội dù ảo cũng có đủ các thành phần trộm cắp, lừa đảo. Do đó, người dùng phải luôn cảnh giác để bảo vệ mình. Một trong các biện pháp là cài các phần mềm diệt virus có chức năng lọc website để loại bỏ các website chứa virus”.

Nhưng như thế chưa đủ, theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo An ninh mạng Athena TP HCM, để không mắc lừa, khi thấy các tin giật gân, khiêu dâm trên mạng thì người dùng nên cân nhắc trước khi bấm vào. Nếu đã lỡ bấm vào thì người dùng nên đổi ngay mật khẩu tài khoản Facebook. Ngoài ra, người dùng hạn chế sử dụng máy người lạ hay máy ngoài tiệm internet để truy cập vào tài khoản email, Facebook. Nếu bắt buộc phải đăng nhập thì dùng bàn phím ảo  và chức năng cắt dán để tránh lộ mật khẩu. Mật khẩu cần trên 8 ký tự, có cả chữ thường, chữ hoa và con số để tăng tính bảo mật.

Đối với người dùng bị dính virus làm Facebook tự động gửi tin nhắn và tự đăng lên tường người khác thì các chuyên gia cho biết có thể làm theo những bước đơn giản sau. Đầu tiên hãy xóa toàn bộ nội dung dữ liệu duyệt web trên tất cả các trình duyệt. Tiếp đó truy cập  Facebook, vào Thiết lập, chọn Ứng dụng, xóa tất cả trò chơi, ứng dụng ở đây. Kế đó, gỡ bỏ trình duyệt rồi quét bằng các phần mềm dọn rác máy tính, cài lại trình duyệt. Sau đó, quét virus cho máy tính, gỡ bỏ các phần mềm và Toolbar (thanh công cụ), Addon (ứng dụng tích hợp trong trình duyệt) không cần thiết và cuối cùng khởi động lại máy tính.

Để ngăn các tài khoản Facebook đã bị đánh cắp mật khẩu phát tán tin nhắn rác, theo đại diện Công ty An ninh mạng Bkav, người dùng có thể thiết lập chính sách không cho người khác được đăng nội dung lên tường của mình để tránh bị lợi dụng  phát tán website độc hại.

Mã độc Kilim đang hoành hành

Đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết trong tháng 8, cục và hãng bảo mật F-Secure đã tiến hành thống kê trên 10.000 người dùng ở Việt Nam thì phát hiện mã độc Kilim có số lượng lây nhiễm vượt trội. Mã độc này hoạt động chủ yếu trên Facebook để thực hiện tác vụ gửi các nội dung bất thường lên trang Facebook của người bị nhiễm hoặc gửi tin nhắn tự động qua Facebook Messenger. Cục An toàn thông tin đang phối hợp với F-Secure thông báo và hỗ trợ người dùng bị lây nhiễm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo