xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà khoa học và 100 giống cây mới

Bài và ảnh: Kim Oanh

KHOA HỌC.- Ở phường Thạnh Xuân, quận 12, có một nhà khoa học đã tự bỏ tiền túi gần 1 tỉ đồng, ròng rã 10 năm xây dựng một vườn thực nghiệm với nhiều loại giống cây mới lạ và quý hiếm. Đến thăm khu vườn thực nghiệm của tiến sĩ Dương Công Kiên, Khoa Sinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, phường Thạnh Xuân, quận 12, điều bất ngờ đập vào mắt chúng tôi là rất nhiều những giống cây mới, lạ: sung Mỹ, hoa hồng đổi màu, cam quýt không hạt...

Bốn năm cho giống cam không hạt

 

Trong đó, phải kể đến những cây cam không hạt. Những trái cam không hạt có kích thước to gấp 2-3 lần quả thường. Múi của chúng hoàn toàn không hạt, nhiều nước, mùi thanh và ngọt đậm. Ông Kiên cho biết để lai tạo được giống cam này ông mất hàng năm trời. Chuẩn bị những hạt giống của cam không hạt từ những ngày học bên Pháp, năm 1985 về nước ông trồng thử nhưng trái lại toàn hạt. Mất hơn 5 tháng trời, ông xem xét tài liệu  về giống cam không hạt này, đến các nhà vườn tìm hiểu về các giống cam đang trồng. Sau đó, ông lai ghép chúng lại với nhau bằng những công thức riêng.  Trải 3-4 năm trời cực nhọc, thử rồi thất bại, năm 2000, ông cho ra giống cây cam không hạt, to quả. Bà con làm vườn khi nói đến giống cam, quýt không hạt luôn nhắc tên ông.

 

Và 100 giống cây mới

 

Hiện nay, trong vườn tiến sĩ Kiên đã có gần 100 loại cây giống lạ, mới, có giá trị kinh tế. Đó là những cây hoa hòe, cây quế, cherry, hồng không hạt giống Nhật. Gần đây, ông dùng công nghệ sinh học phân tích tế bào, nghiên cứu trồng thành công cây sung Mỹ (loại cây trước giờ chỉ sống được ở vùng ôn đới), hoa hồng đổi màu theo ánh nắng mặt trời (từ màu trắng chuyển thành màu đỏ rực rỡ).

 

Để có những thành công như hôm nay là cả một chuỗi ngày khó khăn và phấn đấu của ông. Tính ra, ông đã mất 10 năm và số tiền đầu tư vào khu vườn, cộng việc nghiên cứu gần 1 tỉ đồng. Với bằng tiến sĩ sinh học, ông chuyên sâu vào các giống cây. Lúc đầu, ông đã di thực được một số cây ăn quả quý, mới lúc bấy giờ: kiwi, bom, nho Mỹ nhưng do không có đất trồng thử nghiệm, ông đành gác lại công việc nghiên cứu. Mãi năm 1990, ông xin được mảnh đất ruộng, diện tích 4.000 m2 để lập vườn. Ông phải bỏ gần 20 triệu đồng tiền bồi hoàn cho nông dân để được sử dụng mảnh đất ấy.

 

Ông xác định: “Mình là nhà khoa học nghiên cứu về cây mà không có vườn thực nghiệm thì giống như nghiên cứu chay. Nghĩ thế, ông lại bỏ hàng triệu đồng cải tạo đất, đào mương, trồng cây hạ phèn, đổ phân cho đất. Cuối cùng sau gần 5 năm, đất đã đáp trả tấm lòng của ông.

 

Loại hình du lịch sinh thái mới

 

Để tiếp tục có tiền nghiên cứu, tiến sĩ  Kiên nảy ra ý tưởng biến khu vườn của ông thành một mô hình du lịch sinh thái khoa học. Ai ngờ, ý tưởng ấy lại thành công... vang dội. Nhiều đoàn tham quan, học sinh, sinh viên, các nhà vườn đã tìm đến. Thời gian qua, có hơn 1.000 người đến tìm hiểu và tham quan khu vườn của ông. Nhiều nhà vườn đặt hàng với ông (từ miền Tây Nam Bộ ra đến Hà Nội). Tuy nhiên, hiện nay ông vẫn  còn “tồn” 60 đến 70 nhu cầu của khách hàng chưa thể đáp ứng.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo