xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhận dạng những nguyên nhân gây thua thiệt

THỦY ANH

Sự có mặt của các hãng bảo hiểm nước ngoài bên cạnh các công ty bảo hiểm VN thời gian qua đã góp phần tạo nên một thị trường cạnh tranh sống động giàu tiềm năng, hoạt động bảo hiểm đã đi vào đời sống xã hội khá sâu rộng.

Song cũng từ đây, những tranh chấp phát sinh cũng khiến dư luận có cái nhìn khác nhau về hoạt động bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ). Đối với khách hàng, cho dù hãng bảo hiểm đưa ra những thông tin hấp dẫn thì việc đặt bút ký với cả sự an tâm cũng không phải dễ. Chúng tôi đưa ra loạt bài với ý kiến của những người trong cuộc, ý kiến các chuyên gia để lý giải và tìm lối ra của vấn đề.

Mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm và khách hàng được thể hiện thông qua bản hợp đồng. Khi phát sinh tranh chấp, hợp đồng là cơ sở pháp lý quan trọng nhất. Tuy nhiên, không ít nội dung, chi tiết trong hợp đồng đã đẩy khách hàng vào thế bại.

Cách hiểu không thống nhất

Ông Trần Văn H. ở quận 7 - TPHCM ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (BHNT) loại trợ cấp y tế của công ty M. Khi con ông bệnh và nằm viện 6 ngày, ông phải vào chăm sóc. Ông bị từ chối thanh toán với lý do nơi con ông nằm chữa trị – một trung tâm y tế quận tại TPHCM - không phải là bệnh viện theo đúng như định nghĩa của hợp đồng bảo hiểm. Bệnh viện theo định nghĩa trong hợp đồng là “bất kỳ một bệnh viện nào có giấy phép hợp pháp để chăm sóc và điều trị những người bị ốm và bị thương với điều kiện là bệnh viện đó phải có đủ các thiết bị chuyên môn để tiến hành việc chẩn đoán, đại phẫu thuật được Chính phủ cấp phép, có y tá chăm sóc 24/24 giờ và có một bác sĩ trực thường xuyên...”.

Mới đây, bà Nguyễn Hồng V. (quận Bình Thạnh-TPHCM) cũng bị từ chối thanh toán quyền lợi. Bà mua 2 hợp đồng BHNT loại an sinh tích lũy thời hạn 10 năm của công ty A. cho người thân. Theo hợp đồng bảo hiểm và lời giải thích của đại lý, nếu trong thời gian thực hiện hợp đồng mà người được bảo hiểm gặp rủi ro tử vong thì người thụ hưởng hợp đồng sẽ được nhận lại tiền vốn và được bồi thường 100% giá trị hợp đồng. Người thân của bà V. bị công an tạm giữ vì nghi ngờ tham gia cướp xe máy. Trong thời gian bị tạm giữ, người này đã tự tử. Sau khi mai táng cho người thân, bà V. làm thủ tục yêu cầu công ty A. chi trả tiền bảo hiểm. Nhưng công ty chỉ chi trả cho bà V. gần 30 triệu đồng là tiền vốn đã đóng. Số tiền bồi thường đã không được chi trả với lý do: Người thân của bà V. chết do có hành vi phạm tội.

Theo các chuyên gia pháp luật, cách lý giải này không ổn, vì theo Bộ Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của tòa án. Ở đây người được bảo hiểm chết khi chưa có bản án của tòa án có thẩm quyền, vụ án đang trong giai đoạn điều tra, nên không thể kết luận chủ quan là chết do phạm tội.

Năm 2003, cũng đã có một phiên tòa xét xử vụ tranh chấp hợp đồng BHNT giữa bà Lê Thị Ngọc Y. và công ty TNHH bảo hiểm C. Năm 2000, chồng bà Y. là ông Cao Văn Đ. đã mua hợp đồng BHNT trị giá 100 triệu đồng, thời hạn 20 năm. Đóng phí bảo hiểm được khoảng một năm thì đến tháng 8-2001 ông Đ. chết. Công ty không chịu thanh toán tiền bảo hiểm vì cho rằng ông Đ. đã khai báo không trung thực về tình trạng bệnh tật của mình (viêm gan siêu vi B, u gan, sỏi mật...). Công ty bảo hiểm C. đưa ra nhiều giấy tờ cho thấy trước khi mua bảo hiểm, ông Đ. đã nhiều lần đi khám, chữa các bệnh về gan. Sau đó, ông Đ. cũng chết vì bệnh ung thư gan.

Thua vì nghe theo đại lý, vì không đọc kỹ hợp đồng

Bà Phạm Thị C. (thị trấn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) cũng khiếu nại công ty B. không chi trả tiền bảo hiểm của chồng bà. Khi chồng chết, bà C. có hỏi đại lý là phải ghi thế nào về lý do chết, được hướng dẫn là ghi bệnh chết. Đến khi yêu cầu thanh toán, bà C. đã bị từ chối vì lý do chồng bà bị bệnh tim và các bệnh do rượu mà không khai báo.

Mới đây, TAND TPHCM vừa đưa ra xét xử vụ kiện giữa một khách hàng với công ty A. Khách hàng này mua 3 hợp đồng bảo hiểm với tổng trị giá là 100 triệu đồng. Sau một thời gian đóng phí hết 16,5 triệu đồng, ông xin hủy hợp đồng bảo hiểm thì chỉ nhận lại được gần 3 triệu đồng. Lúc này, đọc kỹ hợp đồng, ông mới nhận thấy trong hợp đồng có quá nhiều điều khó hiểu, rối rắm, vi phạm đạo đức xã hội Việt Nam mà khi ký ông đã không đọc kỹ. Ông khởi kiện đòi tuyên hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Tuy nhiên, đơn khởi kiện của ông đã bị bác, vì giấy trắng mực đen đã rõ ràng xác định là ông đã đọc kỹ và hiểu hết các quy định trong hợp đồng, các quy định trong hợp đồng bảo hiểm đã được pháp luật Việt Nam chấp thuận.

Kỳ tới: Hợp đồng bảo hiểm dưới mắt chuyên gia pháp luật

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo