xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những dòng kênh bị khai tử

ĐOÀN PHÚ

Hàng trăm ngàn mét khối nước thải từ sản xuất công nghiệp, khoảng 400 - 500 tấn rác sinh hoạt và 300 tấn phân người đổ vào kênh mỗi ngày

Sống dọc theo kênh rạch được xem là lý tưởng đối với cư dân nhiều nước trên thế giới, nhưng tại TPHCM điều đó lại là kinh khủng. Bởi nhiều dòng kênh đã trở thành ổ chứa mầm bệnh và gây ô nhiễm môi trường.

Con kênh... đen đen

img
Những mảng rác trôi lềnh bềnh trên kênh Lò Gốm, quận 6

Có lẽ chỉ duy nhất kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè còn đổi màu lúc nước triều lên để người dân TP biết đến chút ít màu xanh của nước kênh. Bởi tất cả những dòng kênh còn lại ở nội thành như Tân Hóa, Lò Gốm, Tàu Hũ- Bến Nghé... đều rặt một màu đen quánh. Bây giờ, danh từ kênh thúi, kênh đen đã trở thành tên cho mọi con kênh của TP. Kênh Tham Lương, Tân Hóa cũng có lúc đổi màu nhưng là màu đỏ của hóa chất, đầy váng dầu mỡ. Trên kênh Lò Gốm những bến thuyền neo đậu trở thành bãi rác trên sông. Theo con nước, rác trôi dạt đọng vào những dãy nhà sàn trên kênh mang theo bao hiểm họa.

Dòng kênh Tàu Hũ - Bến Nghé trong xanh, đẹp đẽ ngày nào giờ cũng đã bị khai tử. Khu vực rạch M5 (cầu Quới Đước) là khúc kênh bị ô nhiễm nặng nề nhất. Dòng chảy tại đây bị tắc tạo thành trạng thái tù đọng khiến chất ô nhiễm tích tụ làm cho nước luôn bốc mùi hôi thối. Theo Ban Quản lý dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước TP, chất lượng nước tại kênh Tàu Hũ- Bến Nghé ngày càng xấu đi, nồng độ SS trong nước thải đổ vào kênh có thể đạt tới 845 mg/lít - một chỉ số mà các nhà nghiên cứu cho rằng không có khả năng duy trì sự sống. Qua khảo sát chất lượng nước cho thấy các chỉ tiêu vật lý, hóa lý và vi sinh vật đều vượt tiêu chuẩn Việt Nam quy định. Nồng độ DO hầu như đều bằng 0 mg/lít khiến các sinh vật trong nước không thể sống được. Thêm vào đó, nồng độ thuốc trừ sâu tại kênh đã vượt hàng chục ngàn lần tiêu chuẩn nước bảo vệ thủy sản. Đặc biệt, số lượng Coliform vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần.

Kênh độc, kênh phóng xạ

Theo nhiều nhà khoa học, chẳng có gì quá đáng khi gọi một số con kênh của TP là kênh độc. Bởi đó là môi trường dung dưỡng nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe con người. Mới đây, tại khu vực dọc kênh Tàu Hũ- Bến Nghé (quận 1) đã bùng phát dịch muỗi. Thủ phạm không ai khác hơn là dòng kênh tù đọng. Khu vực rạch Hàng Bàng từng nổi danh với cảnh người dân “chiến đấu” với muỗi bằng mọi vũ khí từ vợt điện, nhang muỗi đến đốt lửa xua muỗi. Chính lượng bùn trong những dòng kênh lâu ngày không được nạo vét đã dày lên đáng kể và trở thành môi trường lưu giữ những chất có độc trong nước. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP, các con kênh của TP đang bị bồi lắng, giảm độ sâu, chỉ còn hoạt động được khoảng 50% công suất.

Đó chỉ là những gì có thể ghi nhận bằng mắt thường. Còn biết bao chất độc từ những nhà máy lớn nhỏ ven bờ đổ vào kênh không thể nào lường hết hậu quả. Chính vì thế những kênh Tân Hóa, Tham Lương được gọi là kênh phóng xạ. Theo ông Trần Cao Ngọc Em, Trưởng Phân ban Môi trường nước giai đoạn 2, khó đánh giá chính xác sự tương quan giữa tình trạng sức khỏe của cộng đồng sống dọc kênh với tình trạng chất lượng nước trong kênh, nhưng bằng trực quan cũng có thể thấy rằng sự đe dọa đến sức khỏe cộng đồng là rất cao. Điều này không đơn giản chỉ là do các yếu tố vi sinh mà còn do các thành phần độc tố kết hợp với tải lượng công nghiệp đang hằng ngày hằng giờ thải xuống kênh.

Nhận diện hung thủ

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP, nguồn nước mặt các con sông và hệ thống kênh rạch TP đang bị ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh ngày càng nhiều hơn, độ ô nhiễm vi sinh ở mức rất cao so với tiêu chuẩn cho phép... Thủ phạm “giết” các dòng kênh chính là nguồn nước thải dẫn vào chưa qua xử lý gồm cả nước thải sinh hoạt của người dân và công nghiệp. Qua khảo sát sơ bộ, các dòng kênh đang hứng chịu hàng trăm ngàn mét khối nước thải từ trên 31.000 cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ. Một thủ phạm khác chính là rác. Mỗi ngày có khoảng 400 - 500 tấn rác sinh hoạt và 300 tấn phân người trực tiếp thải xuống các dòng kênh, rạch gây ô nhiễm. Các dự án cải thiện dòng kênh, xử lý nước thải thực hiện chậm chạp, vớt rác trên kênh được chăng hay chớ, khiến hy vọng con kênh TP trở lại màu xanh càng mong manh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo