xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phân bổ quota dệt may 2005: Các DN đều phản đối!

MINH HÀ- NGUYÊN HẰNG

Hai phương án phân bổ hạn ngạch dệt may 2005 vừa được Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đưa ra qua thư gửi hiệp hội Dệt may VN và các doanh nghiệp (DN) sản xuất- xuất khẩu hàng dệt may đã tạo nên cú “sốc” thật sự trong đội ngũ các DN dệt may cả nước. Hầu như không có ý kiến nào bày tỏ sự đồng tình, nhất là đối với phương án 2 Tại diễn đàn hội thảo của Hiệp hội Dệt may VN lẫn phát biểu với báo chí, đại diện các DN đều lo ngại rằng việc áp dụng phương án này sẽ dẫn các DN dệt may vừa và nhỏ đến chỗ phá sản

Từ ngày bị áp dụng quota dệt may đã xảy ra rất nhiều biến động cho các DN dệt may VN. Đến thời điểm hiện tại, các DN vẫn chưa biết năm 2005 có được phân quota hay không, nếu có thì bao nhiêu?”- ông Nguyễn Đức Hoan, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, bức xúc. Trong khi DN dệt may đang loay hoay không dám ký đơn hàng với khách thì một cơ chế phân bổ quota mới sang thị trường Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đưa ra đang làm hầu hết các DN dệt may lên cơn sốt. Theo phương án 2, phương án mà bộ trưởng đề nghị các DN ủng hộ thì “tập trung quota cho các DN có khả năng xuất khẩu vào các DN nhập khẩu lớn, các nhà phân phối Hoa Kỳ”.

Đâu là tiêu chí của “DN lớn”?

Ông Phạm Xuân Hồng, Giám đốc Công ty May Sài Gòn 3, đặt vấn đề: Theo yêu cầu của bộ, cơ chế phân bổ quota năm 2005 sẽ tập trung cho những DN lớn, vậy tiêu chí DN lớn là như thế nào? Là DN có nhiều thiết bị, nhiều công nhân hay có thành tích lớn? Tiêu chí này chưa hề được xây dựng trong khi việc đánh giá năng lực DN hiện nay vẫn dựa trên cơ chế tự khai của DN. Tình trạng DN có quota nhưng không có năng lực sản xuất trong những năm qua là do nhiều DN khai gian năng lực sản xuất mà ra. Hơn nữa, số quota có được hôm nay là thành quả của tất cả các DN dệt may VN (trong đó DN vừa và nhỏ góp tới 40% năng lực sản xuất), nhiều DN phải chịu thiệt thòi để có được thành tích này. “Thành tích là của chung nhưng lại chỉ phân cho các DN lớn thì có công bằng không?”- ông Nguyễn Đức Hoan nói. Đại diện Công ty Dệt Đông Á cho rằng, phải xác định tiêu chí nào là doanh số cao, làm hàng FOB tại VN hay nhập khẩu nguyên liệu về gia công? Theo ông, cách phân bổ quota vừa qua chỉ ủng hộ DN nước ngoài và DN gia công mà không khuyến khích DN sử dụng vải dệt trong nước. Điều này mâu thuẫn với chiến lược tăng tốc và hỗ trợ ngành dệt của Chính phủ. Nếu thực hiện phân quota như phương án 1 thì lượng quota sẽ được rải mỗi nơi một chút, không mất lòng ai nhưng mất khách hàng lớn và nảy sinh cơ chế xin - cho. Còn theo phương án 2, thì tiêu chí DN lớn là như thế nào? Doanh thu 20 triệu USD được đánh giá là lớn thì vô lý vì nhiều DN doanh số 20 triệu USD/năm nhưng chỉ gia công, lợi nhuận mang lại không bao nhiêu. Còn nhiều DN doanh thu chỉ 10 triệu USD/năm nhưng do làm hàng FOB nên lợi nhuận mang lại nhiều hơn. Theo ông, tiêu chí DN lớn chưa có, chưa xây dựng thì không thể thực hiện phân bổ theo phương án 2.

Sẽ phá sản trên quy mô lớn?

Đại diện một DN dệt may bức xúc: quota là tiền chứ không phải là giấy lộn, mà nếu đã là tiền thì không thể tập trung quyền lợi cho một số DN lớn như phương án 2 mà bộ đưa ra. Đại diện cho DN dệt may khu chế xuất (KCX) TPHCM băn khoăn: Theo quy định, DN KCX không được gia công cho DN trong nước, nếu phân cho các DN lớn rồi DN lớn “chia” lại cho DN nhỏ hơn thì DN KCX đành chịu chết vì họ không được phép nhận gia công lại từ những DN lớn này. Theo Hội Dệt may thêu đan TPHCM, trong năm 2004, với lượng quota ít ỏi được phân, các DN vừa và nhỏ đã phải nỗ lực hết sức để duy trì mối quan hệ với khách hàng. Việc đột ngột cắt bỏ hạn ngạch sẽ khiến các DN này không kịp trở tay và chắc chắn sẽ mất khách hàng. Tình trạng phá sản sẽ diễn ra trên quy mô lớn. Đại diện Công ty Dệt may Thắng Lợi cho biết, đầu năm đã ký hợp đồng với khách hàng Mỹ xuất khẩu vỏ chăn áo gối trị giá 4,2 triệu USD nhưng đến nay vẫn không có quota vì bị cho rằng giá thấp mặc dù lô hàng này được sử dụng nguyên liệu trong nước. Cách đây vài năm, để đón đầu thị trường Mỹ, Thành Công đã đầu tư lớn, khép kín quy trình dệt- nhuộm- may nhưng do không có quota, nguy cơ mất khách hàng rõ rệt. Hầu hết các DN đều cho rằng, chỉ còn một năm nữa là quota sẽ bị bãi bỏ, vì vậy việc phân bổ quota nên thực hiện như cũ. Bộ Thương mại có cải tiến thì nên theo hướng rút kinh nghiệm của 2 năm trước chứ không nên tạo thêm nhiều tầng nấc khó khăn nữa cho DN, không nên đẩy DN vào tình trạng bên bờ vực thẳm và tạo thế độc quyền cho một số DN lớn.

PHƯƠNG ÁN 1: Về cơ bản vẫn giữ các nguyên tắc phân phối như hiện naynay theo các tiêu chí phân ngạch theo thành tích và có một tỉ lệ phát triển... với sự điều chỉnh cần thiết của các hệ số.

PHƯƠNG ÁN 2: Tập trung phân Quota cho các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩuvào các DN nhập khẩu lớn, các nhà phân phối Hoa Kỳ đi đôi với việc thiết lập mối quan hệ sản xuất giữa các DN này với các DN khác trong vùng thông qua hợp đồng liên kết).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo