xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phố cổ Hà Nội trước ngày trở thành Di tích Quốc gia

Hồng Hải (Theo HNM)

Lễ trao bằng công nhận Di tích Quốc gia cho khu phố cổ Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 24/7 tới. Chương trình cũng sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam. Đây quả là tin vui bấy lâu nay được nhiều người dân Thủ đô mong đợi. Trước ngày phố cổ HN trở thành Di tích Quốc gia, chúng ta hãy nhìn lại thực trạng khu di tích này.

Đã từ lâu, cùng với Hoàng Thành, khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của một Kinh thành Thăng Long xưa, là một di tích vô cùng quý giá của Thủ đô Hà Nội và của cả nước. Trung tâm thương mại của Thăng Long, lấy cửa Đông, sông Tô - sông Hồng làm giới hạn, là vùng sầm uất nhất kinh thành, ở đây tập trung nhiều phố phường, chợ bến mà trung tâm là phường Giang Khẩu (cửa sông Tô) (tương ứng với phố hàng Buồm ngày nay) kết hợp với khu vực mua buôn bán, các phường thủ công ngày càng phát triển, hoạt động sầm uất, làm cho phần thị - phố phường của đô thị Hà Nội cổ hình thành từ thời Lý thêm mở mang phát triển vào các thế kỷ 17-18.

Có thể nói tổng thể khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc với khối không gian nhỏ bé, các hình thức kiến trúc mặt đứng các tuyến phố, các ngôi nhà đặc biệt các lớp mái ngói "lô xô" cùng các hoạ tiết trang trí truyền thống của Việt Nam, tạo nên một tổng thể cảnh quan kiến trúc đặc trưng của một đô thị cổ tiêu biểu với kiến trúc truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, là cái nôi của văn hoá dân tộc Việt. Đây cũng là đặc trưng cho một di sản đô thị cổ châu Á. Giá trị di sản của tổng thể kiến trúc đó là ý tưởng khởi nguyên của việc xây dựng kinh thành Thăng Long cùng với Hoàng Thành, khu Phố cổ Hà Nội giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu đô thị đặc thù của kinh đô Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, thành tố đơn lẻ của phố cổ Hà Nội có bị thay đổi mang dấu ấn của kiến trúc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhưng về tổng thể vẫn bảo lưu được cơ cấu không gian đô thị của một khu phố cổ truyền thống. Đồng thời với sự phát triển, qua quá trình đó, "khu 36 phố phường" Hà Nội là đặc trưng của một quần thể kiến trúc truyền thống Việt Nam, với hình thái kiến trúc mà phản ánh vào nó là các dạng kiến trúc của các thời kỳ lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Đặc điểm dân gian thể hiện rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn vị văn hoá, tín ngưỡng và cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn. Phố xuất hiện sau phường do như cầu trao đổi thương nghiệp tăng dần. Phố là một bộ phận của phường đồng thời phố là thành phần liên kết các phường khác nhau trong mối quan hệ tương hỗ và tạo nên một mạng lưới đó là cấu trúc đô thị.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, khu phố cổ Hà Nội luôn có sức sống riêng để tồn tại, thích nghi và phát triển, vừa bảo lưu được những nét riêng độc đáo. Đó là mạng lưới đường phố, ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên, cách chia nhỏ mặt đứng kiến trúc đường phố toạ nên vẻ đẹp hài hoà của không gian kiến trúc với những đặc tính động, luôn thay đổi khá bất ngờ, độc đáo phố cổ Hà Nội là một giá trị di sản vô cùng quý báu cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống đô thị hiện đại, là tấm gương phản chiếu lịch sử, kiến trúc và đời sống đô thị Hà Nội qua các thời kỳ.

Với những giá trị quý báu ấy, ngày 5-4-2004, theo quyết định số 14/2004/QĐ-BVHTT, Bộ trưởng Bộ VHTT đã quyết định khu phố cổ được xếp hạng là "Di tích Lịch sử khu phố cổ Hà Nội". Khu phố này bao gồm các phường: Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Mã, Cửa Đông, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Gai, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Quyết định cũng nêu rõ: nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng khai thác trong những khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở khu vực này phải được phép của Bộ trưởng Bộ VHTT. Quyết định này đã có hiệu lực từ ngày 19-4 vừa qua.

Hiện nay, trong khu phố cổ Hà Nội có khoảng 15.270 hộ gia đình sinh sống với số người thực tế thường trú là 66.191 người, trong đó nhiều gia đình đã sinh sống từ 30 năm trở lên trong khu vực này. Thậm chí nhiều hộ gia đình đã 3,4 thế hệ sinh sống tại đây. Về nhà ở của các hộ gia đình trong khu phố cổ tính theo hộ: Có khoảng 15.271 hộ gia đình sống trong các diện tích đất ở là 326.750 m2 (Bình quân 21,4 m2/hộ), diện tích nhà đang ở là 41,8m2./hộ. Tính theo nhân khẩu: bình quân diện tích đất ở là 4,9 m2/người và bình quân 9,6 m2/người về diện tích nhà ở.

Theo Điều lệ tạm thời về quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội, hiện trong khu phố cổ có: 76 các tuyến phố trong phạm vi khu phố cổ và 1081 công trình nhà ở có giá trị cần được bảo tồn, tôn tạo. Tổng khu vực phố cổ Hà Nội có 4.341 biển số nhà với tổng diện tích mặt bằng các số nhà là 402.579m2. Diện tích mặt bằng bình quân 92,7 m2/một biển số nhà. Trong một biển số nhà có bình quân 5,52 hộ gia đình sinh sống. Ngoài ra trong khu phố cổ còn có 112 di tích lịch sử và văn hoá (trong đó có 90 di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, 22 di tích cách mạng, kháng chiến…).

Đánh giá của các hộ dân trong khu phố cổ về điều kiện sống hiện nay của Ban Quản lý khu phố cổ Hà Nội cho thấy:

- 6,2% số hộ thoả mãn về điều kiện sống.

- 64,8% số hộ thấy tạm ổn.

- 14,5% số hộ chưa thoả mãn.

-14,5% số hộ kêu rất khó khăn về điều kiện sống.

Từ thực tế trên, nguyện vọng của các hộ dân trong khu vực khu phố cổ hiện nay là:

- 37,6% số hộ muốn giữ nguyên hiện trạng, không có thay đổi gì về nơi ở.

- 39,2 % số hộ muốn giữ nguyên, cần sửa chữa cải tạo thêm tại chỗ.

- 8,2% số hộ muốn giữ nguyên và mở rộng thêm diện tích cùng số nhà.

- 8,3% số hộ muốn giữ nguyên và mở rộng thêm diện tích nơi khác.

- Chỉ có 6,7% số hộ muốn rời khỏi khu vực phố cổ thay đổi nơi ở khác.

Như vậy, dân sinh luôn là vấn đề cấp bách trong việc tôn tạo, gìn giữ cho khu phố cổ quan trọng này. Trong buổi giao ban báo chí mới đây tại Thành uỷ Hà Nội, bà Nguyễn Xuân Quỳnh, Phó Ban Quản lý phố cổ Hà Nội đã phát biểu: đến nay (tức tháng 7-2004), phố cổ Hà Nội đã đầy đủ về khung pháp lý khi chính thức được xếp hạng di tích quốc gia, việc xây dựng và bảo tồn từ đây mới được coi là bắt đầu. Sắp tới, Ban quản lý phố cổ sẽ đề nghị thành phố cho xếp hạng một số ngôi nhà cổ đã được người dân thực hiện bảo tồn đúng tiêu chuẩn. Đồng thời cũng đề nghị thành phố đầu tư tôn tạo ô phố thí điểm (Hàng Bạc - Mã Mây - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiền).

Và như vậy dù muộn còn hơn không, một tương lai tươi sáng cho phố cổ Hà Nội phải chăng sắp bắt đầu?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo