Những “đốc-tờ” ở Đại Lộc

thanh
28/03/2008 23:08 GMT+7

Nghề “đốc-tờ” hiện nay với người dân Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam không còn là chuyện trong mơ - Bệnh viện có 50 bác sĩ (8 thạc sĩ y khoa, 21 bác sĩ chuyên khoa I) thì 47 bác sĩ là con dân Đại Lộc

Đại Lộc quê tôi chưa ai gọi là vùng đất học, dù Quảng Nam luôn tự hào là xứ “Ngũ phụng tề phi”. Họ Hồ ở làng Phú Mỹ (Đại Minh, Đại Lộc) được Quốc triều Hương khoa lục ghi “Cha con, chú cháu cùng đỗ” đã là oai ngất trời, nhưng đếm tới đếm lui cũng chưa đầy một bàn tay. Chuyện kể rằng, sinh thời, cụ Hồ Ngận, cử nhân cuối cùng của khoa thi chữ Hán có người con vào học ban A ở Trường Quốc học - Huế. Cụ rất tự hào con mình đang học ban... “đốc-tờ”, nhưng anh này thành đạt với nghề luật sư! Điều đó cho thấy nghề “đốc-tờ” là mong ước của nhiều bậc cha mẹ - nhưng là những bậc cha mẹ khá giả, chứ còn những nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì ai lãng mạn lắm cũng chỉ có trong giấc mơ đẹp.

Chuyện như trong mơ!

Thầy thuốc ưu tú - thạc sĩ y khoa Tô Mười, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, kể cho tôi nghe nghề bác sĩ ở Đại Lộc chẳng khác nào chuyện mở đầu bằng những tiếng “ngày xửa ngày xưa”. Sau ngày 30-4-1975, huyện Đại Lộc không có bác sĩ nào, ngành y tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng điều về một bác sĩ để góp phần chăm lo sức khỏe cho dân. Đó là bác sĩ Cao Ngọc Trản. Người dân Đại Lộc nhìn bác sĩ Trản với cặp mắt ngưỡng mộ và không hề nghĩ, ngày nào đó đồng đất Đại Lộc sản sinh được vài ba bác sĩ để chăm lo sức khỏe cho dân mình, bởi người Đại Lộc có thời nào dư ăn, dư mặc đâu mà nói đến chuyện học, nhất là học để trở thành bác sĩ. “Bệnh viện hiện có 50 bác sĩ, trong đó có 8 thạc sĩ y khoa, 21 bác sĩ chuyên khoa (BSCK) I, đảm trách chăm sóc sức khỏe cho bà con 5 huyện miền núi: Đại Lộc, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang. Trong 50 bác sĩ ấy đã có 47 bác sĩ là con dân Đại Lộc. Anh thấy có giống chuyện cổ tích không?”- thầy thuốc ưu tú Tô Mười tự hào.

Phần lớn bác sĩ là con dân Đại Lộc làm việc ở đây, ngày giải phóng là lớp quàng khăn đỏ, còn lại được sinh sau ngày đất nước thống nhất. BSCK I Nguyễn Hoài Mảnh, chi đội trưởng măng non của hơn 30 năm trước, nói như tâm tình: “Lớp trẻ sau ngày giải phóng siêng học lắm. Họ gắng học để thay đổi cuộc đời dãi nắng dầm mưa bên luống cày mà cái nghèo, cái khổ cứ bám dai như đỉa đói”.

Lớn lên từ đồng đất quê nhà

Bác sĩ Lê Bốn là tấm gương hiếu học, vượt khó đáng trân trọng. Anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Ngày giải phóng, Lê Bốn mới học lớp ba, anh chị chưa ai qua tuổi 20, phía sau còn 2 người em. Cuộc sống rất khó khăn, tưởng chừng sống không nổi nói gì đến chuyện học. Ngày ngày trên đường từ trường về, Lê Bốn để sách vở trên bờ, xuống ruộng cuốc đất, nhổ mạ, mò cỏ lúa cùng với anh chị. Bà con trong làng thương lắm nhưng họ cũng nghèo nên chẳng giúp được gì ngoài việc tranh thủ cuốc giúp lưng nửa lối đất, nhổ giúp cho mươi túm mạ, mò cỏ giúp cho một vài hàng lúa... Nghị lực và đồng đất quê nhà đưa anh vào giảng đường đại học, nay anh đã là BSCK I Tai - Mũi - Họng.

Ông Nguyễn Văn Ca (thương binh, xã Đại Đồng) ngày ngày trằn lưng ra ruộng nuôi 6 đứa con nhỏ ăn học. Nay, nhà ông có 4 bác sĩ (2 thạc sĩ y khoa, một BSCK I, một bác sĩ đang hành nghề tại Mỹ), 2 kỹ sư. Nói tới chuyện chịu khổ chịu khó học hành, bác sĩ Tô Mười cho biết năm rồi, anh em thích học thêm quá, bệnh viện cho 3 BSCK I dự tuyển BSCK II, ai ngờ đậu cả 3. Thế là phải động viên một bác sĩ lưu kết quả 1 năm. Như vậy khoảng 4-5 tháng nữa, Đại Lộc có 3 người theo học BSCK II. Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Mảnh - người chuẩn bị theo học BSCK II, đội ngũ thầy thuốc ở Đại Lộc không muốn chuyển tuyến bất cứ bệnh nhân nào vì “năng lực hạn chế”.

Ông Nguyễn Văn Ngũ, Bí thư Huyện ủy huyện Đại Lộc, tự hào: “Đây là thành tựu lớn nhất của Đại Lộc sau 33 năm giải phóng. Ngày nay, con dân Đại Lộc hành nghề bác sĩ ở khắp nơi và tụ lại 47 người thế là rất quý. Mong Nhà nước có chính sách thích hợp để bất cứ nơi nào trên đất nước này cũng chỉ có tụ mà không có tan”.

Thầy thuốc ưu tú - BSCK - Nguyễn Chín, Trưởng Phòng Y tế huyện Đại Lộc:

Thật đáng tự hào

Nghề “đốc-tờ” hiện nay với người dân Đại Lộc không còn là chuyện trong mơ. Trước năm 2001, tất cả các trạm y tế đều có bác sĩ. Khi tỉnh thành lập Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam thì phần lớn các bác sĩ được điều động về bệnh viện. Đại Lộc hiện có 14/18 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia y tế cơ sở. Tất cả các bác sĩ này đều là dân Đại Lộc. Thật đáng tự hào, bởi nghề bác sĩ không phải như bao nghề khác mà phải qua sự sàng lọc khá gắt gao cả “đầu vào”, lẫn “đầu ra”. Ở bất cứ quốc gia nào, muốn vào nghề bác sĩ phải là những học sinh rất giỏi trong số những học sinh giỏi...

Viết bình luận

Đọc thêm

Xem theo ngày
Cầu tình yêu Đà Nẵng hút khách trong ngày Valentine

Cầu tình yêu Đà Nẵng hút khách trong ngày Valentine

Cầu tình yêu Đà Nẵng hút khách trong ngày Valentine 19:42

(NLĐO) – Hàng trăm bạn trẻ đã rủ nhau đến cầu khóa tình yêu ở sông Hàn, TP Đà Nẵng để hẹn hò nhân ngày Valentine.

Những mùa Xuân trong trẻo

Những mùa Xuân trong trẻo

Những mùa Xuân trong trẻo 17:01

Đã hết những đợt rét cuối đông. Mùa Xuân bắt đầu từ những hạt mầm xanh nõn trên tầng lá.

Cường đâu không thấy chỉ thấy liệt luôn!

Cường đâu không thấy chỉ thấy liệt luôn!

Cường đâu không thấy chỉ thấy liệt luôn! 11:16

(NLĐO)- Nhiều người xem nhân sâm như “cứu tinh” khi muốn cải thiện chuyện giường chiếu, phòng the nhưng đã xảy ra nhiều chuyện dở khóc, khở cười; thậm chí có trường hợp “cường” đâu không thấy mà chỉ thấy “liệt” luôn!

Tôi sợ anh hết yêu tôi và đi tìm người khác...

Tôi sợ anh hết yêu tôi và đi tìm người khác...

Tôi sợ anh hết yêu tôi và đi tìm người khác... 10:22

(NLĐO)- Mới hôm qua, tôi còn nhắn tin cho Huy: “Anh đừng có mơ”. Thế nhưng nhắn xong rồi, tôi lại sợ anh hết kiên nhẫn, hết yêu tôi và đi tìm người khác...

Mấy anh cứ hay tùy tiện!

Mấy anh cứ hay tùy tiện!

Mấy anh cứ hay tùy tiện! 11:05

(NLĐO)- Đàn ông thường "lên nhanh, xuống nhanh" một cách... tùy tiện nên các chị phải mạnh dạn nói cho ông xã biết thời điểm nào thì cảm xúc chín muồi, ham muốn dâng cao...

Tôi thật sự quá cô đơn...

Tôi thật sự quá cô đơn...

Tôi thật sự quá cô đơn... 07:49

(NLĐO)- Nhiều khi nỗi buồn tự dưng làm tuôn chảy những giọt nước mắt dù tôi đã tự nhủ lòng đừng khóc vì một người không xứng đáng. Nhưng tôi thật sự quá cô đơn...

Trời ơi, sao lại dùng bạo lực để “phá” người ta?

Trời ơi, sao lại dùng bạo lực để “phá” người ta?

Trời ơi, sao lại dùng bạo lực để “phá” người ta? 10:06

(NLĐO)- Em rất thích bạn ấy nhưng không dám thổ lộ. Vừa qua, nhân cơ hội bạn ấy uống quá chén, em đã đưa bạn ấy về nhà với quyết tâm phải "phá đời trai" của bạn. Kết quả là em đã toại nguyện.

Tôi không biết mình cưới vợ hay là đi ở đợ...

Tôi không biết mình cưới vợ hay là đi ở đợ...

Tôi không biết mình cưới vợ hay là đi ở đợ... 10:20

(NLĐO)- Tôi tự hỏi không biết mình cưới vợ hay là đi ở đợ suốt 4 năm qua? Người ta bảo dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về, vợ tôi có chịu nghe đâu mà dạy dỗ?

Chẳng lẽ dứt bỏ hôn nhân lại khó đến vậy sao?

Chẳng lẽ dứt bỏ hôn nhân lại khó đến vậy sao?

Chẳng lẽ dứt bỏ hôn nhân lại khó đến vậy sao? 11:09

(NLĐO)- Có cách gì làm cho bạn tôi tỉnh ngộ không? Chẳng lẽ cuộc hôn nhân 10 năm qua chưa phải là địa ngục đối với cô bạn tôi hay sao?

Đó chẳng qua chỉ là một màn kịch...

Đó chẳng qua chỉ là một màn kịch...

Đó chẳng qua chỉ là một màn kịch... 10:15

(NLĐO)- Tôi và bà con trong tổ dân phố cuối cùng cũng biết rõ bức tranh hạnh phúc của gia đình họ thật ra chỉ là một màn kịch...

Xem thêm