xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo Chấn có copy không?

Chung quanh việc ca khúc Tình thôi xót xa bị nghi ngờ đạo nhạc, nhiều bạn đọc đã góp nhiều ý kiến tâm huyết nhằm góp phần làm sáng tỏ một vấn đề nhức buốt trong hoạt động sáng tác ca khúc. Chúng tôi giới thiệu bài viết của bạn đọc ký tên Nguyễn Nam Nhân.

Là một người quan tâm đến âm nhạc VN và có một số kiến thức âm nhạc, tôi cũng như nhiều khán thính giả khác đã rất chờ đợi sự lên tiếng này của ông Bảo Chấn. Với tất cả sự tôn trọng đối với một người viết nhạc lớn tuổi và có tiếng trong lĩnh vực ca khúc VN hiện nay, tôi thấy những câu trả lời của ông Bảo Chấn chưa đủ thuyết phục và thiếu cơ sở khoa học.

Nhạc sĩ Bảo Chấn nói rằng: “Tôi khẳng định không có chuyện mình mượn giai điệu từ phía Nhật Bản’’. Nhạc sĩ khẳng định trên cơ sở nào vậy?. Việc các ca sĩ từng trình diễn bài hát này thì không thể coi là bằng chứng được.

Cũng là lời của nhạc sĩ Bảo Chấn: “Trong âm nhạc, sự trùng lặp là rất bình thường. Nếu nghe chương Công nhân thuốc lá của Carmen, bạn có thể liên tưởng đến ca khúc Người Hà Nội. Có sự tương đồng đơn giản là vì hai tác giả có tâm trạng giống nhau, bởi giai điệu được xác lập dựa trên cảm xúc”.

Câu nói này khiến cho người nghe vô cùng sửng sốt  và càng gây thêm nghi ngờ về mặt kiến thức âm nhạc của ông Bảo Chấn. Trong  lịch sử âm nhạc thế giới (và cả Việt Nam)  chưa bao giờ có một trường hợp nào hai bản nhạc, hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau lại trùng lặp hoàn toàn tới 99% về các khía cạnh cơ bản cấu thành âm nhạc như: giai điệu, hòa âm, tiết tấu, nhịp điệu...), lịch sử âm nhạc chưa hề ghi nhận chuyện này bao giờ (không tính tới lĩnh vực chuyển thể, chuyển biên có ghi nguồn gốc tác giả). Vậy mà ông Bảo Chấn khẳng định rằng: “Trong âm nhạc sự trùng lặp là rất bình thường (?). Ông Bảo Chấn có thể đưa ra dẫn chứng cụ thể về sự trùng lặp tới 99% này không? Ở đây, tôi đang nói về sự giống nhau “y nguyên” trong mọi khía cạnh của 2 nhạc phẩm Tình thôi xót xa và Frontier - thậm chí giống nguyên xi cả phần dạo nhạc mở đầu bài hát (Intro). Liệu như vậy có thể coi đây đơn giản là vì hai tác giả có tâm trạng giống nhau, bởi giai điệu được xác lập dựa trên cảm xúc như lời Bảo Chấn nói”. Xin lỗi, câu này nghe quá thiếu thuyết phục và thiếu hẳn cơ sở lý luận lẫn cả thực tiễn khoa học, nghệ thuật. Không lẽ trường hợp của Tình thôi xót xa và Frontier là ngoại lệ ngàn năm có một? Trên thế giới, người ta có thể xác định tác giả của một tác

Từ cuối tháng 4- 1998, ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sĩ Bảo Chấn đã gây dư luận xôn xao về sự bất minh liên quan đến người sáng tác ra nó  khi cùng lúc có một ca khúc Tình thôi xót xa đề tên tác giả Trịnh Quang Thạch ở Mỹ  giống 100% ca từ, tiết tấu, giai điệu. Trả lời phỏng vấn trên Báo Người Lao Động số ra ngày 6-5-1998, nhạc sĩ Bảo Chấn giải thích rằng hai ca khúc đó chính là một và do anh sáng tác sau khi xem bộ phim Duy nhất của Liên Xô sản xuất, chiếu tại TPHCM trong những năm 1988- 1989. Vì hoàn cảnh khó khăn, anh đã bán tác phẩm này cho một Việt kiều tại Mỹ tên Trịnh Quang Thạch. Anh khẳng định: “Tôi không ăn cắp tác phẩm của ai cả. Tình thôi xót xa là đứa con tinh thần của tôi”. 

Gần đây, dư luận lại nghi ngờ về sự bất minh của tác giả ca khúc Tình thôi xót xa   Trang web Giai điệu. Net giới thiệu phần demo bản hòa tấu Frontier của nữ nhạc sĩ người Nhật Keiko Matsui  kèm theo  sự lên tiếng thanh minh của nhạc sĩ Bảo Chấn trên VnExpress.

phẩm âm nhạc được viết ra cách đây hàng trăm năm thông qua bút pháp và các dữ kiện lịch sử cần thiết.

Lại nói chuyện ông Bảo Chấn so sánh hợp xướng Công nhân thuốc lá từ vở opera Carmen của nhạc sĩ thiên tài Pháp thế kỷ 19 Giorgie Bizet và trường ca Người Hà Nội của cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Là một người từng nghe hàng trăm lần vở opera Carmen của Bizet tới mức thuộc lòng từng aria, từng hợp xướng và recitative (lời thoại ngâm, trong opera), chưa bao giờ tôi thấy có liên tưởng như của ông Bảo Chấn cả, kể cả về giai điệu lẫn nội dung âm nhạc. Có lẽ vì tôi quá thiếu trí tưởng tượng nên mới không thể liên tưởng nổi một bản hợp xướng với nội dung về các nữ công nhân trong cảnh hỗn loạn khi nhân vật cô gái digan Carmen đang ẩu đả cào mặt một nữ công nhân đồng nghiệp mắc tội ”ngồi lê đôi mách’’ (opera Carmen) và với hình tượng trữ tình và bi tráng trong trường ca Người Hà Nội của cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Lẽ nào, theo ông Bảo Chấn, giữa hai tác phẩm này: “Có sự tương đồng, đơn giản là vì hai tác giả có tâm trạng giống nhau, bởi giai điệu được xác lập dựa trên cảm xúc!” (?). Tức là, theo ông Bảo Chấn, cảm xúc trong âm nhạc Bizet trước một vụ cãi cọ xô xát chợ búa giữa các cô gái digan ở châu Âu thế kỷ 19 rất tương đồng với tâm trạng và cảm xúc trong âm nhạc Nguyễn Đình Thi thời kỳ Hà Nội bi thương và sục sôi kháng chiến chống Pháp những năm 1940-1950...?

Liệu sự so sánh dẫn chứng này của ông có quá hàm hồ và đã xúc phạm tới cả hai vị cố nhạc sĩ đáng kính là Bizet và Nguyễn Đình Thi với những giai điệu bất hủ của họ không?

Thực hư về vụ việc nguồn gốc của bản nhạc Tình thôi xót xa và Frontier chắc chắn còn cần tới sự nghiên cứu xác minh nghiêm túc của giới chuyên môn, các cơ quan thuộc lĩnh vực bản quyền và đương nhiên là cả bằng chính lương tâm, danh dự nghề nghiệp, lòng trung thực và sự dũng cảm của mỗi người nghệ sĩ.

Nguyễn Nam Nhân

--------------------------------------------------------

Nhạc sĩ Bảo Chấn:

Trong âm nhạc sự trùng  lặp là rất bình thường

 img
 Nhạc sĩ Bảo Chấn

Tôi khẳng định không có chuyện mình mượn giai điệu từ phía Nhật Bản. Trong âm nhạc, sự trùng lặp là rất bình thường. Nếu nghe chương Công nhân thuốc lá của Carmen, bạn có thể liên tưởng đến ca khúc Người Hà Nội. Có sự tương đồng đơn giản là vì hai tác giả có tâm trạng giống nhau, bởi giai điệu được xác lập dựa trên cảm xúc.

Tôi sáng tác Tình thôi xót xa từ thập kỷ 80, dành cho bộ phim của cha con nhà Lý Huỳnh. Sau đó, tôi cũng có lồng một đoạn ca khúc vào phim Nước mắt học trò. Nhưng buồn một nỗi là nhạc phẩm không được công chúng biết đến khi mới ra đời. Và tôi đã gửi bài hát này sang hải ngoại. Thế rồi, đến năm 1997, Lam Trường đã “khai quật” bài hát này cho tôi khi anh đưa hơi thở mới vào trong ca khúc với cách thể hiện hiện đại hơn, tiết tấu nhanh hơn. Tôi không cho rằng đây là sáng tác tiêu biểu của mình, chẳng qua ca khúc xuất hiện vào đúng thời điểm.

Tôi không dám nghĩ phía Nhật đã lấy lại giai điệu của tôi, nhưng tôi cũng khẳng định không hề có chuyện tôi bị ảnh hưởng từ phía họ. Bởi thập kỷ 80, Việt Nam không có nhiều cơ hội tiếp xúc với nền âm nhạc quốc tế.

(Theo VnExpress)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo