xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cái đẹp kiến trúc là cái đẹp không chỉ thể hiện nhu cầu con người

Thanh Kiều thực hiện

Theo yêu cầu của bạn đọc, bắt đầu từ số này chúng tôi mở chuyên mục Khách mời của chúng ta để trao đổi những vấn đề bạn đọc quan tâm. Vị khách mời đầu tiên của chuyên mục này là KTS Nguyễn Tài My

Là một kiến trúc sư thuộc vào hàng đắt sô với hơn 500 công trình ký tên mình, Nguyễn Tài My có cách để biến mỗi ngôi nhà từ ý chủ nhân thành ý tưởng khoa học của mình.

. Phóng viên: Ở đất nước chúng ta hiện nay, có người nói mỗi gia chủ là một kiến trúc sư, ông nghĩ sao?

- KTS Nguyễn Tài My: Chắc chắn là thế rồi, chứ anh không thấy từ Bắc vào Nam, mỗi nhà mỗi vẻ, chỉ xấu là giống nhau!

. Vậy ông có công thức nào để một gia chủ đồng ý với cách kiến trúc khoa học của mình, mà họ không hủy hợp đồng?

- Bao giờ cũng vậy, trước một yêu cầu của gia chủ, tôi đưa ra nhiều giải pháp, từ xấu đến tốt, đến thượng đẳng cho gia chủ chọn. Khi gia chủ chọn xong, tôi đã biết sở thích kiến trúc của gia chủ nằm ở bậc nào. Lúc đó tôi dùng miệng lưỡi thuyết khách, ăn nói thiệt khéo theo đúng nhu cầu và trình độ của gia chủ nhưng có tính khoa học, khi gia chủ thấy được cái lợi rõ ràng thì gia chủ tin theo tôi. Với những người bảo thủ quá, tôi đưa ra “tối hậu thư” là “phải tin tôi trong các trường hợp này, tôi mới làm việc” nếu không được nữa thì... thôi vậy. Vì nếu thấy gia chủ sai mà hùa theo làm vì tiền, mình có lỗi với kiến trúc, với cả chủ nhà đó nữa!

. Vậy ngoài cái đúng, cái tiện lợi, ông nghĩ thế nào về thẩm mỹ kiến trúc nhà ở hiện nay?

- Tôi có quan niệm “cái đẹp kiến trúc là cái đẹp không thể hiện nhu cầu (thấp) của con người”. Xin đừng lầm, nhu cầu của con người luôn luôn có thực và cần được đáp ứng, chỉ có điều trong kiến trúc nên giấu nó đi thôi... Chẳng hạn cho đến ngày nay, tôi thấy còn quá nhiều người thích chơi các cột bự giữa nhà hoặc chung quanh mặt tiền nhà. Cột có tác dụng chịu lực nhưng khoa học kỹ thuật thế giới thế kỷ 21 rồi, không cần khoe hệ thống dày đặc cột chân voi chịu lực, khoe cột ở mặt tiền để làm gì? Anh nhìn xem, nhà tôi chẳng có cây cột nào cả (ông đưa tay chỉ khắp nhà và quả thật không một cây cột nào, kết cấu chịu lực đã được đẩy sát tường). Khi nhu cầu thực hiện được mà không cần thể hiện đến, mới chính là cái đẹp thật sự của kiến trúc.

. Thuật phong thủy, càng ngày càng được nói nhiều hơn trong sách vở kiến trúc và đời sống. Thật sự phong thủy có lợi ích gì trong kiến trúc nhà ở, thưa ông?

- Phong thủy khởi đầu bằng thổ địa, sao trời, tuổi của chủ nhân... mà thời gian và vũ trụ vốn là thứ bất định nhưng loài người lại khẳng định, thế có phải là mâu thuẫn ảo mộng... Về việc hình thành vận khí, chọn hướng nhà, vị trí nhà bếp, đặt cửa... vốn là những vấn đề cần khẳng định khoa học, tôi thấy có gì đó không ổn. Tôi từng đọc một quyển sách phong thủy khuyên xây nhà về hướng Tây cho hạp bổn mạng, trong khi nhà phố xoay về hướng đó là ôm nguyên ông mặt trời to tướng khó chịu lắm. Tôi có tới 1,8 m chiều cao các loại sách kinh dịch, phong thủy. Đọc để thấy phong thủy khoa học và không khoa học cũng không cách biệt nhau lắm (cười), chắc chắn hỗn độn từ căn bản! Có lần một gia chủ nhờ tôi thiết kế nhà triệt để theo thước Lỗ Ban (một loại thước đo khoảng cách đúng với sự may mắn), tôi chiều ý nhưng đến khi ông đòi đo cái hầm cầu theo thước Lỗ Ban... thì tôi hết chịu nổi. Lưu ý các loại thước Lỗ Ban bằng sắt của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... cùng khoảng cách như nhau nhưng thước Nhật là lục hạp (6 điều may mắn), còn thước Trung Quốc là tận cùng xui xẻo, hết hiểu!

. Ông làm nhiều công trình lớn, có công trình nào khiến ông tiếc nuối chưa?

- Chưa. Nhưng có lần ở chợ Mộc Hóa, tỉnh Long An, khi xây dựng tôi đưa ra hai phương án, trệt và lầu. Đất ở đó hẹp nếu làm lầu có thể tăng diện tích sử dụng và thuận tiện giao thông chung quanh, nhưng khi đem trưng cầu dân ý bà con ở chợ ai cũng yêu cầu thực hiện phương án trệt. Người ta sợ xây lầu không ai lên đó mua bán. Vừa xây trệt tôi vừa tiếc giùm cho bà con tiểu thương, lý ra họ được hưởng nhiều diện tích sử dụng, giao thông vận chuyển, phòng cháy chữa cháy tốt hơn rất nhiều và cũng tiếc “cái học” chuyên môn của mình, tuân theo ý dân răm rắp có đúng không?...

. Ông có làm thơ viết văn, vậy văn chương có tác động đến kiến trúc không?

- Kiến trúc sư không hẳn là người vẽ giỏi, mà là người có bộ óc và con mắt giỏi. Tất cả các trạm thần kinh đó sẽ lưu lại rất nhiều điều “nuôi hồn cảm xúc” sáng tạo. Vả lại, các phương pháp sáng tác thơ, nhạc, kiến trúc... đều rất gần nhau, rất cần sự rung cảm... Thơ là thứ lửa diễn tả cảm xúc chân thật nhất, nó ẩn hiện long lanh ánh “chân như”, tôi làm thơ là muốn duy trì sự rung động rất quan trọng đó. Chính điều đó đã giúp cho sự sáng tạo trong kiến trúc của tôi.

. Cám ơn ông!

“Người ở cõi trên”

Là cách gọi của đồng nghiệp ở Trường ĐH Bách khoa TPHCM và bè bạn dành cho Nguyễn Tài My. Nhiều người biết ông sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, song nếu gặp ai quê ở Quảng Ngãi ông cũng sẵn sàng nhận là đồng hương, rồi giải thích: “Tổ tiên tôi ở ngoài đó”. Gọi Nguyễn Tài My là “người ở cõi trên” vì ông có nhiều chuyện “không giống ai”, như cách ông để ria mép chẳng hạn, đó là một bộ ria chỉ cạo một bên phía trái hoặc phải nhân trung. Và nếu ai thắc mắc thì ông bảo: “Tôi để tang mẹ mình!”.

Với các sinh viên của ông ở Khoa Kiến trúc ĐH Bách khoa, thầy My là một ông thầy “đặc biệt” ở cách giảng dạy cũng như lối sống. Ông thường xuyên treo giải thưởng với sinh viên: “Em nào bắt giò được tui một ý đúng thì tui thưởng ngay 50.000 đồng ăn sáng”. Năm 2001, các sinh viên của ông “hết hồn” khi biết thầy My gầy nhom, mang 20 kg nhạc Trịnh Công Sơn leo lên đỉnh Phanxipăng chỉ để chôn trên “nóc nhà Việt Nam”. Các học trò Nguyễn Tài My hơi cả lo do thương thầy, vì chuyến leo núi đó, thầy My chỉ lê nổi thân mình, còn nhạc Trịnh, thầy thuê người Mông vác rồi. Sau này, nhiều người biết chuyện, đành cười hì hì: “Tay này dóc tổ”.

Ông vốn là người “tham công tiếc của” nên thứ gì cũng muốn thật hoành tráng. Đã cất công làm sách thì ông chơi hẳn 1.001 kiểu biệt thự và giật giải của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đã cất công sưu tầm, sáng tạo đồ chơi thì ông quyết tâm cho nó phải thật nhiều, thật lạ...

Những người biết ông còn thường xuyên “bị” ông thuyết pháp về “Thuyết hỗ tương” và không quên ghi chú “của tui”. Nhưng cũng như cách ông tự trào: “Thuở yêu em làm thơ nặng mấy ký/ Dành sau này bán giấy vụn nuôi con”. Tất nhiên, dù đang thuyết pháp hay đọc thơ tự trào, ông vẫn không quên vỗ đùi đánh đét rồi tự tán dương: “Quá hay, ông vẫn không quên vỗ đùi đánh đét rồi tự tán dương: “Quá hay,

Tú Hân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo