xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chơi lũa trai

Bài và ảnh: LINH AN

Đó là ông Trần Đình Quảng, ở phường 1, thị xã Đông Hà, Quảng Trị. ông Quảng sở hữu được gần một trăm gốc lũa trai có giá trị nghệ thuật và có giá bán rất cao

Trong vai một du khách đến tham quan khu trưng bày lũa trai của ông Quảng, tôi được ông giới thiệu khá tỉ mỉ về khu vườn lạ mắt này. Địa điểm tiếp khách của ông Quảng là một không gian nghệ thuật sắp đặt lũa trai. Bộ bàn ghế dùng cho khách ngồi cũng là lũa trai lộng lẫy. Ông Quảng chỉ tay xuống bộ bàn bóng loáng, lên giọng: “Đấy, thú chơi là ở chỗ này, khi ngồi uống trà ban mai hay đêm về uống rượu ngắm trăng ở đây thì sướng lắm chú ạ”. Lũa trai là phần lõi của cây trai bị rục xuống sau hàng trăm năm chôn vùi dưới lòng đất tạo nên nhiều hình thù độc đáo, hiếm có.

Người mê trai

Có nhiều người chơi lũa trai, nhưng ít ai có được lũa trai như ông Quảng. Gỗ trai rất quý hiếm, chỉ xuất hiện ở một số nơi của rừng miền Trung. Không phải ai cũng biết được vị trí của lũa trai ẩn nấp giữa rừng núi để tìm kiếm. Bởi vì chơi lũa trai là phải sống chết, đam mê với nghề, ngoài ra còn đòi hỏi người chơi phải có một con mắt tinh đời. Nhiều người cao niên bảo rằng cách đây tròn trăm năm, những cây gỗ trai ở miền Trung cũng như ở Quảng Trị đã bị khai thác để làm tà-vẹc đường sắt. Cây trai có chất dầu nên gỗ không bị phân hủy dưới nắng mưa và khí hậu ẩm ướt.

Trước đây, vùng lòng hồ La Ngà là một khu rừng trai cổ thụ, năm 1958, khi ngăn hồ, khu rừng này bị chìm trong nước mãi cho đến năm 2000, trời đại hạn làm cho lòng hồ gần trơ đáy, ông Quảng tình cờ phát hiện một số gốc cây nhô lên dưới lòng hồ. Biết đây là gỗ lũa nên ông Quảng “cơm đùm gạo bới” ra ở lại hồ La Ngà, quyết tâm khai thác cho bằng được. Suốt ngày ông lặn xuống lòng hồ, sục ở đáy bùn sâu để tìm tòi những gốc lũa đẹp, bất chấp sự nguy hiểm luôn rình rập, vì trước đó không lâu đã có người chết vì lặn xuống lòng hồ tìm lũa. Khai thác hết lũa trai dưới hồ La Ngà, ông Quảng tiếp tục lên rừng săn lùng lũa trai. Thấy ông ngày nào cũng lang thang trên rừng, nhiều người cho ông là gàn dở, chẳng giống ai. Hết cuộc tìm kiếm này rồi lại cuộc tìm kiếm khác, ông Quảng đã làm phong phú thêm cho bộ sưu tập lũa trai của mình.

Ước mơ về một bảo tàng “hồn rừng” đầu tiên

Cái độc đáo nhất ở những tác phẩm lũa trai của ông Quảng là do thiên tạo. Lũa trai mấy trăm năm nằm sâu dưới lòng đất nhưng khi đưa lên nó vẫn còn tươi như gỗ ở cây còn sống. Số lũa trai này lại mang những hình dáng như thật của các loài thú quý và chim muông như con lạc đà, sư tử, con rồng, con đại bàng... Ông Quảng có cái tài được nhiều người ghi nhận đó là sử dụng nghệ thuật sắp đặt để tôn thêm vẻ đẹp cho các tác phẩm lũa của mình.

Trong bộ sưu tập lũa trai của ông Quảng có nhiều tác phẩm rất độc đáo như bộ tứ quý Long, lân, quy, phụng hay tác phẩm Quy tụ, tác phẩm Ngoảnh mặt với đời... riêng tác phẩm Long dáng mang hình một con rồng dài đến 4 m, cao 1,5 m, đường kính thân hơn 1 m, nặng 3 tấn, có 3 màu chủ đạo của lũa trai là vàng, xanh và đen được đánh giá là hàng độc nhất vô nhị. Tại Hội thi Sinh vật cảnh do tỉnh Quảng Trị tổ chức nhân dịp Tết Nguyên đán 2007, ông Quảng đã đoạt giải nhất với tác phẩm Con đường tơ lụa. Tác phẩm lũa thể hiện hình ảnh một con lạc đà đang rỗi bước. Lũa trai của ông Quảng có giá rất đắt, có tác phẩm 15 triệu – 30 triệu đồng, nhưng cũng có cái giá đến 300 triệu đồng mà ông không bán. Theo ông Quảng, một tác phẩm lũa đẹp và quý là tác phẩm hơn 90% được thiên tạo, còn yếu tố chủ quan của con người gửi gắm vào chỉ là thứ yếu.

Ông Quảng cho hay ước mơ lớn nhất của mình là “thành lập một bảo tàng đầu tiên về lũa trai”, để mọi người không có tiền mua cũng có thể thưởng thức cái đẹp của lũa trai.

Trăm năm trai vẫn như... trai

Cây gỗ trai có 3 loại, trong đó quý nhất là trai lý, được xếp vào nhóm gỗ 1 B, đặc biệt quý hiếm. Điểm nổi bật nhất của trai lý là sau khi đốn xuống dẫu để ngoài trời nắng, mưa hay chôn vùi dưới lòng đất thì lõi trai luôn tươi, “trăm năm trai vẫn như... trai” là vậy. Gỗ trai rất dai, ít mòn, phần lõi lên nước rất đẹp. Cây trai tuy không cao lắm nhưng có rất nhiều cành, chúng thường được phân bố ở rừng một số tỉnh miền Trung.

img
Tác phẩm lũa trai mang hình con lạc đà
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo