xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chốn quê - Bức tranh nông thôn đầy cảm xúc...

Hoàng Lan Anh

PHIM TÀI LIỆU. - Tại Liên hoan Phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 46 vừa kết thúc tại Indonesia (20-10), bộ phim Chốn quê của đạo diễn Nguyễn Sỹ Chung được trao giải phim tài liệu hay nhất

Bức tranh nông thôn đẹp và gần gũi với hầu hết người Việt Nam bấy lâu, tưởng bị lãng quên trong cuộc sống bận rộn của kinh tế thị trường bất ngờ đã lọt vào con mắt của đạo diễn Nguyễn Sỹ Chung. Ông kể: “Nhà tôi ở Kim Giang, nơi may mắn còn sót lại một chút ruộng để được gọi là làng của Hà Nội. Ngày nào đi làm cũng thấy những người nông dân lặng lẽ chở nhau vào thành phố kiếm việc. Lâu dần, hình ảnh đoàn người từ Thanh Hóa, Hà Tây, Thái Bình, Hưng Yên... cứ hết vụ gặt lại khăn gói lên Hà Nội chờ được gọi đi làm thuê đã ăn vào trí óc tôi”...

Nền kinh tế thị trường tác động mạnh vào nông thôn, đến từng xóm nhà, từng số phận khiến đời sống của người nông dân thay đổi nhanh đến bất ngờ. Những ngôi nhà mái bằng đã dần thay thế những túp lều tranh. Xe máy, tivi và cả những tiện nghi khác đã khiến cho không ít gia đình được “mở mặt”. Nhưng dù thay đổi thế nào, thì cũng vẫn còn đấy những số phận đầy thương đau chỉ biết nương vào nhau để tồn tại như mẹ Nguyễn Thị Quỳ, Bạch Thị Quế. Cả hai người đàn bà đều mất những người con trong chiến tranh. Chiến tranh cũng khiến chị Nguyễn Thị Vượng, con gái mẹ Quỳ và con dâu mẹ Quế, ở vậy nuôi hai bà mẹ suốt từ năm 23 tuổi. Cái tình đẹp của người thôn quê còn có ở tâm hồn những người phụ nữ đảm đang nhường nhịn. Ở Duy Tiên, Hà Nam, nhiều phụ nữ  tình nguyện trở thành chỗ dựa êm ấm cho những thương binh nặng đặc biệt, những người đã để lại trên 80% sức lực ở mặt trận, và coi đó là hạnh phúc của mình. Chốn quê còn cay đắng, còn đau đớn bởi hàng chục ngàn trẻ em bị chất độc da cam. Cả cha và mẹ các em đều chiến đấu trong những vùng bị máy bay rải chất độc. Và có cả Nhàn, người phụ nữ quê Hưng Yên lên Hà Nội hành nghề đạp xích lô bao năm, với mong ước duy nhất là dành dụm đủ tiền vào Nam tìm hài cốt của cha. Cha chị chỉ có tên trên một ngôi mộ tượng trưng ở nghĩa trang liệt sĩ xã.

Cũng cùng xã Bình Kiều với Nhàn, cùng lên Hà Nội kiếm sống với Nhàn, nhưng cái án tử hình cuối cùng đã là kết cục dành cho Lại Thị Ngấn. Không chỉ mình Ngấn buôn ma túy, chất bột trắng này đã lan nhanh về các vùng quê, tàn phá cuộc sống yên ổn của hàng ngàn gia đình nông dân. Chỉ riêng ở xã Ngọc Lũ (Hà Nam), cả xã có gần 400 lao động nhưng số con nghiện đã lên đến hơn 200 người. Nét đẹp của văn hóa làng xã đang bị mòn dần bởi ma túy và tệ nạn...

Đạo diễn Nguyễn Sỹ Chung đã mất 4 năm để thai nghén kịch bản Chốn quê, với mong muốn giống như nhân vật Nhàn, đó là làm thế nào để người xem đồng cảm với mình, để họ được hạnh phúc bởi những điều họ nghĩ, họ muốn nói trùng với những gì mình đã nói. Không mong chờ giải thưởng, cái mà đạo diễn muốn nhận là sự cảm thông của khán giả đối với nỗi đau, và cả nét đẹp của người nông dân trong xã hội hiện đại.

Khởi quay từ ngày 20-6, đóng máy ngày 20-8, đoàn phim đã dành trọn một vụ mùa ở bốn tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên và Hà Nội, bắt đầu từ khi gặt lúa đến ủ mạ, cấy lúa và đợi đến khi lúa trổ đòng. Đạo diễn Nguyễn Sỹ Chung nói đùa, anh có duyên với con số hai: thời gian của phim dài 20 phút, ngày 20-9 gửi phim lên Cục Điện ảnh, và ngày 20-10 thì vinh dự lên bục nhận giải thưởng...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo