xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện tình nghĩa xóm giềng

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

SÂN KHẤU.- Vở Bến đục bến trong (tác giả Diệp Kim Anh – Hồng Duyên, đạo diễn Trần Văn Sáu) diễn tại Sân khấu Kịch Sài Gòn lúc 20 giờ ngày 20, 21 và 22-9

Mối hiềm khích giữa hai gia đình ông Lâu (NSƯT Bảo Quốc) và ông Nhéo (NSƯT Việt Anh) đã khiến mảnh sân chung bị ngăn đôi bằng cái hàng rào tre. Lâu đời lắm rồi, má ông Lâu bị chồng bức hiếp nhưng lại được cha ông Nhéo cưu mang. Tiếng oán bị mất vợ đã khiến cha ông Lâu leo rào sang rình, khốn thay đúng lúc đó cha ông Nhéo chôn vàng, hôm sau bị trộm mất và mối hiềm khích càng tăng thêm. Hai nhà tuyệt giao, cấm con cháu tiếp xúc. Nhưng “lửa gần rơm”..., cháu nội ông Lâu là cô Lắm (Kiều Oanh) đã yêu Lịa (Hữu Nghĩa), cháu ngoại ông Nhéo. Cao trào kịch bùng nổ khi ông Lâu quyết định gả Lắm cho Cả Vàng (Mạnh Tràng), một chàng rể “tưng tửng” con nhà giàu. Lời nguyền tuyệt giao của hai gia đình chỉ được hóa giải khi Lắm trốn nhà chồng về thăm ông nội. Cô lội sông, băng đồng về Kinh Mươn với một hình hài đáng thương, nhưng ông Lâu cương quyết đuổi đứa cháu về nhà chồng, mặc cho dư luận lên án ông thất đức, ép duyên con cháu chỉ vì một lời nguyền không rõ căn cơ.

 Ông Lâu mang nỗi khổ tâm riêng, trong đêm khuya ra trước mộ hai người cha than thở, đúng lúc đó ông Nhéo nghe được. Nỗi khổ của họ được giãi bày trong sự hối hận. Lắm được đón về nhà, Cả Vàng xin từ hôn vì biết hạnh phúc của anh không thể xây dựng trên nỗi bất hạnh của người khác. Lắm và Lịa được sum vầy, cái hàng rào tre từ đó được phá bỏ. Chủ đề kịch nhắn nhủ một quan niệm sống: “Khi những hiềm khích được gạn đục khơi trong, tình nghĩa xóm giềng được kết nối thì mái ấm hạnh phúc sẽ bền vững”.

Dù vở kịch thuộc đề tài sinh hoạt, nhưng không có những cảnh diễn viên cười cợt, đùa giỡn với nhân vật. Mỗi vai diễn đều có đất để tung hứng.  NSƯT Bảo Quốc có một vai diễn thú vị, với ông Lâu suốt ngày càm ràm con cháu. Cái tật nói nhiều của ông đã làm con trai ông (Hoàng Sơn), cháu nội (Hồng Tâm) sợ một phép. Trong vai Ðời, Hoàng Sơn đã có thêm một vai nông dân dễ mến. Ấn tượng nhất là vai cô Vui - cháu ông Lâu - của Việt Hương. Một cô gái được mời về quê làm phù dâu, nhưng không chịu nổi cái cảnh ép gả đã can thiệp vào chuyện nhà gái và những tiếng cười cứ rộ lên theo hành động, lời thoại và cá tính của Vui. NSƯT Việt Anh vào vai ông Nhéo, ở lớp diễn trước mộ hai người cha, anh diễn rất xúc động. Kiều Oanh lần đầu đóng vai “đào mùi” đã thể hiện nét đẹp mộc mạc, dung dị của cô Lắm quê mùa nhưng biết trọng nghĩa nhân. Vốn xuất thân từ sân khấu cải lương, Kiều Oanh đã đưa vào vở những điệu hò chân quê thật mùi mẫn. Các vai khác của Mạnh Tràng, Hồng Tâm, Minh Hạnh, bé Gia Bảo... đã góp phần nâng hiệu quả vở diễn mang lại nhiều tiếng cười thú vị cho khán giả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo