xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Danh hài Hoài Linh - khóc cho khán giả cười

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Bất cứ một chương trình nào nếu có quảng cáo tên Hoài Linh, khán giả ùn ùn kéo đến, có khi anh chỉ diễn một tiểu phẩm hài, hát một bài dân ca ngắn, nhưng hễ bước chân ra sân khấu là tiếng cười cùng những tràng pháo tay vang lên không ngớt

Sân khấu Nụ Cười Mới ngày càng là điểm hẹn hấp dẫn của những ai yêu thích tiếng cười. Công đầu thuộc về Hoài Linh. Từ khi trở về hoạt động nghệ thuật tại quê nhà, Hoài Linh chọn đỡ đầu cho bộ ba: Hữu Lộc- Văn Long- Lê Hoàn phát triển sân khấu hài với thương hiệu Nụ Cười Mới. Sân khấu này ăn nên làm ra, tạo được thương hiệu qua hàng loạt vở diễn thu hút đông đảo công chúng. 

img

Hoài Linh (trái) và Vũ Quang trong vở Đêm lạnh chùa hoang


Những yếu tố làm nên một Hoài Linh


NSND Phạm Thị Thành phân tích: “Có ba yếu tố khiến khán giả chấp nhận Hoài Linh: Cách diễn hài tỉnh, diễn ngẫu hứng có cơ sở và biết ứng biến trong tích tắc để tạo hiệu quả. Không phải ai cũng có được và có thể làm được một cách tốt nhất tổng hợp ba yếu tố này”.


Không chỉ có biệt tài diễn hài, mỗi vai diễn đều được Hoài Linh điểm xuyết nét riêng của mình khiến nhân vật có cá tính độc đáo, nhất là những vai giả gái làm khán giả cười và nhớ. NSƯT Bảo Quốc nhận xét: “Hoài Linh có sự nhạy bén trong thao tác nghề nghiệp. Người diễn hài không phải chỉ biết vai của mình mà phải có cái nhìn tổng thể, biết lúc nào nhường cho bạn diễn, không lấn sân thì tổng thể tiết mục mới hoàn chỉnh”.


Tôi hết sức vinh dự khi được nhận Giải Mai Vàng đầu tiên cách đây 4 năm (năm 2006) bởi tôi là nghệ sĩ định cư ở nước ngoài duy nhất được nhận giải. Giải Mai Vàng 2006 là niềm cổ vũ, động viên to lớn giúp tôi có thêm động lực phấn đấu để năm sau lại tiếp tục đoạt Giải Mai Vàng 2007. Đoạt giải trong hai mùa liên tiếp là một niềm hạnh phúc rất lớn và cũng đầy áp lực, đòi hỏi tôi phải nâng cao hơn trách nhiệm của người nghệ sĩ.

Nghệ sĩ Hoài Linh

Anh đã được NSND Đặng Hùng dạy múa, truyền đạt nhiều kinh nghiệm khi còn ở Đoàn Ca múa nhạc Ponaga. Chính vì thế, trên Sân khấu Nụ Cười Mới, Hoài Linh còn là một biên đạo múa giỏi.


Nói về đạo đức nghề nghiệp, NSƯT Ngọc Giàu cho biết: “Hoài Linh sống có đức nên được tổ đãi. Tôi chứng kiến rất nhiều lần trong hậu trường sân khấu cải lương, lãnh thù lao xong là anh phát hết cho anh em hậu đài; ai nghèo khó, bệnh tật, chỉ cần lên tiếng là Hoài Linh cho tiền chữa bệnh. Hoài Linh sống trải lòng với anh em diễn viên”.
 
Nghệ sĩ Chí Tài nói: “Nhờ có Hoài Linh tôi mới có cơ hội bước chân từ nhạc công sang hài kịch, được khán giả yêu mến. Trong đời thường, Linh sống giản dị lắm, cũng có nhiều cố tật nhưng rất đáng yêu”.


Duyên nghiệp chọc cười


Nhiều lúc nằm nhớ lại, Hoài Linh không khỏi bật cười về bước ngoặt cuộc đời đã đưa đẩy anh theo con đường chọc cười thiên hạ. Hoài Linh kể, năm 1991, lúc còn đang công tác tại Đoàn Ca múa nhạc Ponaga, Hoài Linh đăng ký tham gia cuộc thi Những giọng hát hay tại Nha Trang. Nhờ hát bài Trách thân của nhạc sĩ Phan Bá Chức, bằng giọng nẫu của quê mình mà anh đoạt giải nhất. Trong đêm đó, diễn viên Thanh Lộc của đoàn kịch nói Khánh Hòa đã đến gặp Hoài Linh ngỏ ý mời anh cùng lập nhóm tấu hài.

Được anh Thanh Lộc động viên, Hoài Linh đồng ý. Cả hai lên sàn tập tiểu phẩm Tô Ánh Nguyệt tân thời. Không thể ngờ tiết mục này trở thành tiết mục đinh của chương trình và khán giả đã biết ở ca sĩ hát dân ca Hoài Linh, biên đạo múa Hoài Linh còn có thêm tài gây cười thâm thúy. “Đúng là duyên số đã đưa tôi đến với hài kịch và hài kịch trở thành nghiệp diễn của tôi” – Hoài Linh nói khi nhìn lại quá trình 15 năm anh theo nghiệp tạo tiếng cười.


Năm 1993, anh theo gia đình sang Mỹ định cư. Tại đây, anh gặp Vân Sơn rồi về đầu quân cho Vân Sơn Productions, từ đó khán giả biết đến một đôi song tấu Vân Sơn- Hoài Linh. Nhưng có lẽ sự nghiệp của anh càng gặt hái nhiều thành công là từ khi anh bắt đầu trở về nước, được đạo diễn Trần Ngọc Giàu truyền đạt kinh nghiệm diễn xuất, từng bước thâm nhập vào đời sống kịch dài. Sân khấu kịch TPHCM có thêm một Hoài Linh với những vai diễn ấn tượng: Ông Sáu Bảnh trong vở Ra giêng anh cưới em (Giải Mai Vàng 2006); vai ông Năm trong vở Người nhà quê (Giải Mai Vàng 2007).


Chưa hết, năm 2009, Hoài Linh thực hiện niềm đam mê của mình ở sân khấu cải lương, tham gia nhiều vở diễn, như: Đứa con tiền kiếp, Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Tình yêu tướng cướp, Kiếp chồng chung, Đêm lạnh chùa hoang... ghi dấu ấn qua những vai diễn: Vai Phùng Nhất Chi (vở Đêm lạnh chùa hoang); vai Mã Nàm (vở Tình yêu tướng cướp); vai cô vợ lẻ gạt tình, gạt tiền (vở Kiếp chồng chung)...

                                              TÀI TRỢ GIẢI MAI VÀNG LẦN THỨ XV- 2009


img

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo