xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giai nhân trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Theo TTNN

Đã 4 năm trôi qua, kể từ ngày nằm xuống vĩnh viễn của người nhạc sĩ viết tình ca tuyệt vời vào bậc nhất ở Việt Nam, Trịnh Công Sơn. Nhưng mỗi khi nói về tình ca trong nhạc Trịnh, nhiều người cứ tin trong mỗi ca khúc đều có một nhan sắc thực sự hiện hữu.

Tuy nhiên không phải với bất cứ mối quan hệ nào, Sơn cũng đều viết nên tình khúc. Mặt khác, cũng có nhiều người được ông bày tỏ yêu thương trong một ca khúc lại chỉ là một thoáng rung động, một bất chợt trong đời, như trong Quỳnh Hương hay Nguyệt ca... Riêng với Như cánh hạc bay, tác nhân tình khúc tuyệt vời này thật sự mê hoặc ông dài lâu, nhưng lại không hề được bên nhau bao giờ mà chỉ từ một lần gặp nhau ở phi trường, rồi cô gái ấy bay đi như một cánh hạc.

Nguồn cảm hứng thứ nhất: Bóng hồng không tên

Có những mối tình đắm đuối giúp Trịnh Công Sơn viết nên những tình khúc lộng lẫy mà tên của người con gái ấy lại không hề được nhắc đến, và cũng lại có một số nhan sắc ông từng gần gũi khá lâu, song không được viết nên một ca khúc riêng nào cả. Những tác phẩm như Xin mặt trời ngủ yên, Nắng thuỷ tinh, Mưa hồng , Hạ trắng… được Trịnh viết ra từ nguồn cảm hứng của người con gái yêu ông từ năm 15 tuổi, dù không có tên trong bất kì một ca từ nào. Người con gái ấy có khuôn mặt đẹp như chân dung của nữ thần Venus, có dáng vẻ sang trọng thục nữ như Tần Phi, và người ấy chính là D.Ánh, em của B.Diễm.

Nguồn cảm hứng thứ hai: Ca sĩ Thanh Thuý

Một nhan sắc khác cũng không hề được nhắc tên trong các ca khúc Ướt mi, Thương một người, những ca khúc đầu đời đưa tên tuổi Trịnh Công Sơn đến với công chúng yêu âm nhạc. Trong hai ca khúc này, Sơn nói về nỗi hoài của một giọng hát trong đêm mưa, làm cho người nghe dễ liên tưởng đến những ngày mưa ở Huế, quê Hương ông. Nhưng thật ra Ướt mi lại được viết vì một cơn mưa Sài Gòn. Những giọt mưa ngâu tháng 7 và một giọng hát u hoài của người nữ ca sĩ được mệnh danh là “tiếng hát liêu trai”, Thanh Thuý. Chính cô là tác nhân để Sơn cho ra đời hai ca khúc bất hủ vừa nhắc ở trên.

Cuộc gặp gỡ giữa Sơn và ca sĩ Thanh Thuý tại phòng trà ca nhạc trên đường Cao Thắng thuở ấy như một định mệnh cho sự nghiệp sáng tác của ông. Cũng chính Thanh Thuý là người truyền tải thành công nhất những gì ông gửi gắm trong Ướt mi ngay lần đầu tại Sài Gòn. Tất nhiên, cuộc tình đẹp và trong sáng đã xảy ra giữa hai con người tài sắc vẹn toàn. Điều này càng toả sáng hơn, khi nghe Thanh Thuý hát ca khúc Thương một người, một ca khúc viết riêng cho cô với đầy đủ hình ảnh mỗi lần Sơn tiễn nàng về nhà: “Thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi môi…”. Cái ngõ tối ấy nằm ở xóm lao động gần đường Cao Thắng ngày nay, nơi có lần tôi và Trịnh cùng đi qua để ghé thăm Thanh Thuý, người có giọng hát làm não lòng người, và quan trọng hơn cô là người mở ra một chân trời mới đầy hứa hẹn cho dòng tình ca mang tên Trịnh Công Sơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo