xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai “phù thủy” của sân khấu ca nhạc

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc

Phạm Hoàng Nam luôn có ý tưởng mới mẻ, hình thức thơ mộng sang trọng. Trần Vi Mỹ có phong cách dàn dựng đa màu sắc

Ngày 31-10-2009, tại Nhà hát Hòa Bình - TPHCM, chương trình ca múa nhạc Bảo Phúc - Về với dòng sông được thực hiện nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của cố nhạc sĩ Bảo Phúc. Dưới sự cố vấn nghệ thuật của hai bậc đàn anh là nhạc sĩ Tôn Thất Lập và nhạc sĩ An Thuyên, đạo diễn Phạm Hoàng Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò đạo diễn chương trình này. Đây có thể xem là một trong những chương trình tâm huyết của đạo diễn Phạm Hoàng Nam.


Với ý tưởng về một chuyến du hành ngược dòng thời gian, ngược “dòng sông không trở lại”, trở về quá khứ để níu giữ những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời  người nghệ sĩ, chương trình được mở đầu bằng hình ảnh một người con gái cố níu kéo người đàn ông của mình trên dải lụa từ rất xa và kéo chàng trở về ký ức, như muốn kéo ngược dòng sông thời gian.

img
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam


Những tờ lịch bắt đầu dán ngược trở lại blốc lịch kể từ cái ngày 31-5 định mệnh (ngày nhạc sĩ Bảo Phúc qua đời) và câu chuyện bắt đầu từ lúc kết thúc theo những mốc thời gian đi ngược để thấy nhạc sĩ Bảo Phúc đã sinh ra, sống, sáng tác và đã yêu như thế nào, qua âm nhạc và lời kể của người anh: Bảo Chấn. Trên quãng thời gian đó, 16 ca khúc cả quen thuộc và mới mẻ của nhạc sĩ Bảo Phúc đã được tái hiện bằng giọng ca, chuyện kể và hình ảnh gây xúc động...


Sân khấu được thiết kế như một dòng sông với ba nhánh gồm sự nghiệp, tình yêu và gia đình. Tất cả đều chảy ngược về một nguồn và những dòng nhạc được viết nên bởi cây bút tài hoa này như dòng chảy sáng tạo không bao giờ cạn. Ngoài ra, đạo diễn đã sử dụng vỏn vẹn hai màu xanh lơ và trắng để làm màu sắc cho toàn bộ trang  phục biểu diễn của các diễn viên trong suốt chương trình thật ấn tượng.


Đạo diễn Phạm Hoàng Nam đã từng đạo diễn thành công cho nhiều chương trình với những quy mô và tính chất khác nhau. Có chương trình quy mô phục vụ lên đến 10.000, 15.000 khán giả... Riêng từ đầu năm 2009 đến nay, Phạm Hoàng Nam đã làm đạo diễn cho 10 chương trình ca múa nhạc và trình diễn thời trang.

Phong cách của đạo diễn Phạm Hoàng Nam luôn là ý tưởng mới mẻ, hình thức thơ mộng sang trọng, sự kết hợp các bộ môn nghệ thuật hiệu quả và gây ấn tượng độc đáo cho người thưởng thức. 


Khác với Phạm Hoàng Nam, đạo diễn Trần Vi Mỹ có phong cách dàn dựng đa màu sắc, khai thác tất cả những phương tiện có sẵn để mang lại hiệu quả, thường mang đến cho khán giả những pha xử lý trữ tình, lãng mạn, pha chút màu sắc bi, từ cảnh trí đến diễn xuất.

img
Đạo diễn Trần Vi Mỹ. Ảnh: C.T.V


Từ năm 2007 đến nay, đạo diễn Trần Vi Mỹ đã đạo diễn  được 7 chương trình ca múa nhạc. Trong đó có 6 chương trình là live show của các ca sĩ (Hồng Ngọc, Thanh Thảo, Đàm Vĩnh Hưng...) và một chương trình của Báo Sài Gòn Giải Phóng (Nghĩa tình Trường Sơn).


Riêng trong năm 2009, chương trình live show Đàm Vĩnh Hưng – Người tình do đạo diễn Trần Vi Mỹ đạo diễn đã gặt hái được kết quả khả quan ngoài dự kiến với 7 suất diễn tại 5 TP (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và TPHCM). Đây cũng là sự tự tin của nhà đạo diễn tiếp theo sau thành công của chương trình ca múa nhạc Đàm Vĩnh Hưng – Dạ tiệc trắng cũng do anh đạo diễn.


Thoạt đầu, chương trình live show Đàm Vĩnh Hưng – Người tình chỉ dự kiến xây dựng trong chừng mực một chương trình biểu diễn quy mô nhỏ,  đơn giản nhưng hiệu quả, kinh phí thấp mà đẹp... Cái khó đối với đạo diễn là phải xây dựng một chương trình màu sắc  hấp dẫn người xem với 43 ca khúc thuộc nhiều dòng nhạc mà hầu hết là do một mình ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát.


Hai đạo diễn hiếm hoi được đề cử Giải Mai Vàng lần thứ XV- 2009: Đạo diễn Phạm Hoàng Nam với chương trình ca múa nhạc Bảo Phúc - Về với dòng sông; đạo diễn Trần Vi Mỹ với chương trình ca múa nhạc Đàm Vĩnh Hưng - Người tình.

Tại khán phòng Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đạo diễn Trần Vi Mỹ đã mạnh dạn sử dụng bàn nâng sâu 8 m, nâng lên cảnh trí của cả một TP đã khiến khán giả vô cùng ngạc nhiên và vỗ tay tán thưởng. Từ cảnh trí độc đáo này, những chi tiết sinh hoạt của cuộc sống được diễn ra để đưa người xem trở về với những tâm trạng, những cảm xúc và những kỷ niệm mà mình đã trải qua.

Một số “xen” diễn xuất nhỏ của các ca sĩ cũng đã được xử lý, dàn dựng và đạt được sự đồng tình của khán giả: Cẩm Ly níu tay Đàm Vĩnh Hưng (Sao em nỡ đành quên / Tô Thanh Tùng); Đàm Vĩnh Hưng rơi lệ đưa tiễn người thân trong ca khúc Cho em một ngày / Dương Thụ; hoặc ca sĩ đã truyền tải được cảm xúc đến khán giả qua ca khúc có tiết tấu sôi động để kết... Rồi cánh màn nhung được vén lên với sự xuất hiện của hai mặt nạ khóc, cười, gửi đến khán giả tấm lòng của đạo diễn và “người tình” ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng muốn sống mãi với thánh đường sân khấu ca nhạc...


Có thể nói công chúng là bạn đọc Báo Người Lao Động đã rất công bằng và tinh tế khi đánh giá và dành tặng cho hai đạo diễn này với số lượng phiếu đề cử Giải Mai Vàng 2009 cao nhất.

Tài trợ Giải Mai Vàng 2009:

img

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo