xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khán giả tri âm

Bài và ảnh: MINH NGA

Họ là những khán giả trung thành, luôn có mặt mỗi khi sân khấu sáng đèn, đồng hành với lý tưởng của nghệ sĩ , thưởng thức và góp phần nuôi dưỡng nghệ thuật một cách nghiêm túc, trân trọng

Ở sân khấu Hoàng Thái Thanh, người ta không chỉ biết cặp nghệ sĩ Ái Như - Thành Hội và các diễn viên yêu nghệ thuật như chính cuộc sống của mình mà còn bắt gặp một số khán giả yêu sân khấu này, yêu các vở diễn và nghệ sĩ ở đây một cách “cuồng nhiệt” khó tin. Họ là cảm hứng sáng tạo của nghệ sĩ trong từng đêm diễn.

Mua đứt ghế

Bà Phạm Bích Thọ - năm nay 68 tuổi, một khán giả được xem là “tri âm, tri kỷ” của Ái Như - Thành Hội 30 năm qua và của Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh gần 5 năm nay. Bà Thọ theo dõi con đường nghệ thuật của Ái Như từ những năm giữa thập niên 1990 khi nữ nghệ sĩ này còn diễn ở Sân khấu 5B Võ Văn Tần với những vai trẻ con trong các vở: Hào quang bóng tối, Elena thân yêu, Sân ga tình người…, kể cả khi Ái Như về diễn ở Sân khấu IDECAF, hễ vở nào có nghệ sĩ này là bà đều mua vé xem. Đầu năm 2010, Sân khấu Hoàng Thái Thanh khai trương, Ái Như - Thành Hội trở thành cặp “bài trùng” trên sàn diễn này, bà vui mừng khôn xiết. Để không bỏ sót một vở diễn nào và được ngồi ở một vị trí cố định, lý tưởng nhất, bà quyết định “mua đứt” số ghế B19.

 

Bà Phạm Bích Thọ (giữa) mua đứt ghế của Sân khấu Hoàng Thái Thanh gần 5 năm nay
Bà Phạm Bích Thọ (giữa) mua đứt ghế của Sân khấu Hoàng Thái Thanh gần 5 năm nay

 

Bà Thọ không nhớ rõ mình đã đi xem mấy ngàn suất, mỗi vở diễn xem mấy trăm lần nhưng khẳng định là gần 5 năm nay không sót một suất nào. Bà thuộc làu làu từ tên vở, diễn viên, nội dung đến từng câu thoại. Ròng rã ngần ấy thời gian, bà xem việc đến Hoàng Thái Thanh thưởng thức kịch (vào 3 ngày cuối tuần) là không thể thiếu trong đời. Khi Sân khấu Hoàng Thái Thanh chuyển qua địa điểm mới, đoạn đường đi từ nhà đến sàn diễn xa hơn gấp 3 lần nhưng bà vẫn không ngại. Chiếc ghế quen thuộc của bà ở sân khấu mới bây giờ là D6. “Tôi sẽ ngồi ở chỗ này cho đến khi nào 100 tuổi thì thôi” - bà cười.

Ngạc nhiên hơn là mỗi vở kịch, bà Thọ mặc một chiếc áo có hình ảnh biểu tượng cho nội dung vở kịch do chính tay vẽ lên. Ví dụ vở Nửa đời ngơ ngác là hình hoa quỳnh, Chuyện bây giờ mới kể là hoa sen, Sáu tháng anh và em là hình 3 ngọn nến, 29 anh về là hình chiếc chong chóng… Bà bảo mình yêu Kịch Hoàng Thái Thanh, yêu Ái Như, Thành Hội và các diễn viên của sân khấu này biết dường nào! “Chị Thọ là một khán giả tri âm đặc biệt của Sân khấu Hoàng Thái Thanh. Có thể gọi là khán giả có một không hai của cả nước! Phải có một tình yêu sâu nặng lắm mới làm được như vậy” - nghệ sĩ Ái Như cảm kích.

Khán giả “ruột”

Ở Sân khấu Hoàng Thái Thanh, ngoài bà Thọ còn hàng chục khán giả “ruột” cỡ tuổi U50, U60, thậm chí U70. Những cái tên như Cẩm Vân, Xuân Thủy, Minh Thi, Trúc Anh, Bình, Dung, Sơn… luôn có mặt mỗi khi có vở diễn mới hoặc xem một vở ít nhất cũng 3-5 lần. Bà Dung - một khán giả 70 tuổi, ở quận Bình Tân - cho biết: “Mấy năm nay, khi sân khấu ra mắt vở mới, tôi và chồng đều đi xem. Dù bữa đó mưa gió cỡ nào tôi cũng đi xem cho bằng được. Những vở hay, tôi dắt con cháu đi xem đến 5, 7 lần”.

Bà Nguyễn Doãn Cẩm Vân, đầu bếp nổi tiếng ở TP HCM cũng là khán giả ái mộ Kịch Hoàng Thái Thanh từ nhiều năm nay, chia sẻ: “Không phải khi có vở mới tôi mới đi xem mà những vở cũ tôi cũng xem đi xem lại 5, 7 lần mỗi khi rảnh rỗi”. Có nhiều khán giả ở tận Bình Dương, Đồng Nai hay các tỉnh miền Tây khi biết tin sân khấu có vở mới liền đón xe lên Sài Gòn xem, ở lại đến sáng mai về. Ngoài khán giả già và trung niên còn có những khán giả trẻ, sinh viên, học sinh như anh Thượng Công Đức không vở nào anh xem dưới 10 lần, thậm chí xem đến 18 lần như vở Nửa đời ngơ ngác mà không thấy chán.

NSƯT Thành Lộc cho hay mỗi khi đứng trên sân khấu, anh luôn nhận ra những gương mặt khán giả quen thuộc. Nhất là thời điểm vở Dạ cổ hoài lang diễn ở Sân khấu 5B Võ Văn Tần suốt 10 năm, anh thường gặp lại nhiều khán giả từng xem từ những ngày đầu. “Ban đầu thấy họ quen quen, tôi còn hơi ngờ ngợ. Nhưng sau đó, tôi nhận ra họ ngồi đúng hàng ghế đó, chiếc ghế đó đang chăm chú xem như là lần đầu. Có những người xem từ ngày tóc còn xanh, đến khi tóc bạc vẫn còn tới sân khấu” - NSƯT Thành Lộc nói. Vở Bí mật vườn Lệ Chi tái dựng trên Sân khấu IDECAF sau nhiều năm nhưng vẫn luôn “cháy vé” là nhờ có những khán giả tri âm như vậy. “Tôi nhận ra nhiều người từng xem vở diễn này rất lâu và rất nhiều lần nhưng khi sân khấu tái dựng họ vẫn đến ủng hộ” - NSƯT Thành Lộc chia sẻ thêm. Sân khấu hay là vậy! Khán giả - nghệ sĩ gắn kết như một thể thống nhất thì nghệ thuật mới có điều kiện thăng hoa.

Kỳ tới: Sự gắn kết, giao thoa

 

Tình yêu với cải lương

Nói đến khán giả tri âm mà không nhắc đến khán giả của sân khấu cải lương là một thiếu sót. Bởi từ bao đời nay, nghệ sĩ và khán giả cải lương luôn có sự thân tình, cởi mở, không khoảng cách. Trong chương trình kỷ niệm 64 năm Đoàn Cải lương Thanh Minh - Thanh Nga cách đây nửa năm, có đến hơn phân nửa khán giả là những người lớn tuổi. Họ từng yêu mến, kể tên vanh vách các vở tuồng, thuộc từng cảnh diễn, lời ca. Nhiều nghệ sĩ như Phượng Liên, Thanh Hằng, Hồng Nga, Thanh Sang, Ngọc Giàu… rưng rưng nước mắt khi gặp lại những khán giả tri âm năm nào. NSND Lệ Thủy bảo rằng: “Nghệ sĩ và khán giả gặp nhau trong sự đồng điệu, tình yêu với cải lương; trong không gian ấm áp, gần gũi; không chỉ khán giả háo hức mà nghệ sĩ cũng diễn xuất thần hơn”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo