xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lạm dụng “hai phai” trong nghệ thuật

Thanh Hiệp

Tình trạng lạm dụng nhân vật đồng tính trong nhiều vở diễn sân khấu, điện ảnh, phim truyền hình... đã khiến khán giả có cái nhìn thiên lệch về những người chẳng may bị mắc bệnh giới tính. Rất hiếm những tác phẩm nói về giới đồng tính bằng cái nhìn thông cảm, xóa đi thái độ phân biệt đối xử đối với họ

Xem một số vở kịch và cải lương trên các sân khấu hiện nay, ngay cả những vở kịch dành cho thiếu nhi, khán giả không khỏi ngạc nhiên trước sự xuất hiện của nhiều vai diễn không rõ giới tính. Sự bỡn cợt, õng ẹo của các nhân vật đồng tính này lúc đầu làm người xem thích thú bởi khả năng diễn xuất đa dạng của diễn viên, nhưng càng về sau người xem càng ngán ngẩm.

Vai diễn... “đẻ ngang”

Không ít VCD sân khấu đang bày bán trên thị trường, kể cả kịch thiếu nhi, có quá nhiều vai diễn dị dạng. Đó là những vai diễn nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ mà các nhân vật trong kịch xưng hô “chị” (thay vì anh), hoặc “bà” (thay vì chú). Những câu thoại như: “Chị ấy thích ngắm trai đẹp”; “Bà mê trai quá”... được đưa vào kịch để chọc cười khán giả. Đáng nói là có những nhân vật ái nam, ái nữ được dựng lên chẳng dính dáng gì đến nội dung câu chuyện. Dạo quanh các trường quay vidéo hài, sẽ thấy ngay một số nam diễn viên hài đóng dạng vai này với ngực giả, tóc giả, guốc cao gót, bộ móng tay giả sơn đỏ, sơn xanh. Một chuyên gia tổ chức quay vidéo hài cho biết: “Đồ nghề đó sắm rất nhiều tiền, nhưng một số nam diễn viên hài chuyên đóng vai này đã phải trang bị... cho bằng chị, bằng em. Họ đi chợ mua mỹ phẩm, đồ “phụ tùng” cho vai diễn nữ còn sành điệu hơn cả nữ diễn viên”.

Thời gian qua, trên các sân khấu kịch tại TPHCM cũng xuất hiện không ít những vở diễn có nhân vật đồng tính. Trong số những vở kịch được xem là ăn khách nhất ở TP, ít nhất 3 vở có sự xuất hiện của những nhân vật ái nam, ái nữ. Đó là chưa kể các tiểu phẩm hài diễn hằng đêm tại các tụ điểm quán bar. Nhân vật ái nam, ái nữ là yếu tố để các nhóm hài khai thác nhằm chọc cười khán giả. Thông thường, loại nhân vật này xuất hiện là những vai diễn phụ hoặc phản diện. Vai diễn kết thúc với cảnh bị “lột mặt nạ” góp phần làm bừng sáng tính chủ đề, tư tưởng của vở. Càng về sau, xu hướng “đồng tính hóa” của một số sân khấu cho diễn viên nam đóng vai nữ hoặc khai thác dạng nhân vật ái nam, ái nữ này như một cách thêm gia vị gây cười cho khán giả. Xem vở Bụi đời xì – tin (sân khấu Nụ cười mới) hoặc chương trình Thế giới cười của Nhà hát Bến Thành, khán giả sẽ chóng mặt với dạng nhân vật này. Trên sàn diễn cải lương, mới đây, vở Nước mắt thâm tình (nhóm Thắp sáng niềm tin) lại đẻ ra một vai ái nam, ái nữ làm osin. Khán giả thật sự khó chịu vì theo nguyên tác kịch bản của tác giả Hoàng Song Việt không có vai diễn này mà nhân vật nguyên tác là một phụ nữ giúp việc nhà thật thà, nhân hậu. Hoặc cách đây không lâu, một số vai nữ của sân khấu tuồng cổ bỗng nhiên “hô biến” để các nam nghệ sĩ tung hoành như: Hoa Mộc Lan, Mộc Quế Anh, Thần nữ... Khán giả xem lúc đầu cảm thấy thích thú, nhưng càng về sau vai diễn càng trở nên lố bịch vì bị pha chế, giễu cợt trong cách ca diễn. Người ta tự hỏi sân khấu không thiếu nữ diễn viên tài năng để đảm đương những vai diễn nữ nhưng các sân khấu vẫn để nam diễn viên đóng vai nữ chính, thứ chính hẳn hoi (không phải là vai giả gái) đến trọn vở.

Chia sẻ hay bông đùa?

Phần nhiều do vai diễn “đẻ ngang” nên dạng nhân vật ái nam, ái nữ chỉ được xem là phần trào lộng để giải trí, phá tan không khí căng thẳng như lời biện hộ của một số đạo diễn. Nhưng trên thực tế, vì là vai không có trong kịch bản nên ngôn ngữ, hành động kịch thiếu tính nhất quán. Dạng nhân vật này vì thế thường đá lệch đội hình, gây sự phản cảm trong một vở diễn. Nhìn chung, cách diễn của một số nghệ sĩ chuyên đóng vai đồng tính cứ na ná nhau về cách xưng hô, tính đanh đá, õng ẹo. Xem họ diễn chẳng hiểu họ đang lên án hay cảm thông với số phận những người mắc bệnh đồng tính ngoài xã hội, bởi phần lớn ngôn từ, tác phong là sự giễu cợt, bông đùa, thiếu sự sẻ chia.

Trong băng đĩa còn tệ hơn. Tiếng cười mà các nhân vật đồng tính trong các băng đĩa mang lại nhạt nhẽo, vô duyên và các nhân vật đồng tính cứ lòe loẹt, diêm dúa đầy kệch cỡm. Một diễn viên hài chuyên được các hãng băng mời đóng dạng vai này nói: “Đóng riết thấy mình vô duyên hết sức”.

Cần phải điều chỉnh

Xu hướng khai thác thái quá nhân vật đồng tính của nhiều vở diễn sân khấu đã khiến người xem có cái nhìn không đúng về những con người chẳng may bị mắc bệnh giới tính là những kẻ băng hoại đạo đức, sống tiêu cực. Rất hiếm những vở diễn nói thẳng về giới tính bằng cái nhìn thông cảm, xóa đi thái độ phân biệt đối xử không mấy thiện cảm với họ như: Tiếng chim vườn Ngọc Lan, Những con thú thủy tinh (Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM), Sóng ngầm (Nhà hát Trần Hữu Trang), Tôi không yêu đàn bà (Đoàn Cải lương Sài Gòn 1), Trai nhảy (Sân khấu Kịch Sài Gòn)... mà phần lớn đều cấu thành dạng vai này theo cái nhìn phiến diện, biến những nhân vật đồng tính thành trò cười lố bịch, có cũng được, không có cũng chẳng sao.

Rất nhiều phụ huynh dị ứng cách dàn dựng kịch cho thiếu nhi mà vai ái nam, ái nữ, hoặc nam đóng vai nữ quá nhiều.

NSND - đạo diễn Huỳnh Nga nói: “Có những vai diễn được hư cấu ngoài yêu cầu của kịch bản, chỉ để làm trò cười, chẳng khác nào cười cợt vào chính nỗi đau của các nhân vật đó. Tôi cho rằng xu hướng này cần nên chấn chỉnh ngay, kẻo sẽ nguy to”.

NSƯT - đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM:

Không để tình trạng này tiếp diễn...

Các vai đồng tính chỉ được đưa vào kịch, cải lương như chiêu thức thu hút khán giả, chọc cười dễ dãi. Có ý kiến chất vấn chúng tôi và những thành viên trong hội đồng nghệ thuật của Sở VHTT TPHCM về việc nên hay không nên cấp phép biểu diễn cho các vở diễn có nhân vật đồng tính. Nên hiểu hội đồng nghệ thuật chỉ làm trách nhiệm tư vấn. Bản thân tôi đã góp ý rất chân thành, yêu cầu một số sân khấu và đạo diễn không nên lạm dụng dạng vai này trong các vở kịch, cải lương và nhất là vở dành phục vụ thiếu nhi. Nhưng vấn đề này đã không được tiếp thu. Tôi cho là rất nguy hiểm nếu cứ để nam diễn viên đóng vai nữ, vì chẳng phải ta thiếu diễn viên nữ tài năng. Lại càng không thể nhân danh làm nghệ thuật là phải đa dạng trong diễn xuất để giao vai nữ cho nam diễn viên đóng và ngược lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo