xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NSND Huỳnh Nga - con ong thợ cần mẫn, chăm chỉ...

Bài và ảnh: Tố Thư

CHUYỆN ĐỜI CHUYỆN NGHỀ.- Chuyên đề sân khấu NSND Huỳnh Nga - Những cánh chim không mỏi do HTV và Nhà hát Trần Hữu Trang tổ chức, sẽ diễn tại rạp Hưng Đạo vào tối 14-6. Tuổi thơ của NSND Huỳnh Nga đầy vị đắng. Nhà ông nghèo, thèm khát được cắp sách đến trường, nhưng chỉ được học trong hai mùa lúa.

Từ giao liên đến diễn viên

Năm 1944, ông đi ở đợ cho một gia đình hội đồng giàu có. May mắn thay, ông hội đồng này tham gia hoạt động cách mạng bí mật, thế là ông được tín nhiệm làm công việc giao liên, chuyển thư cho Xứ ủy Nam Kỳ. Mọi công văn, tài liệu, chủ trương của Đảng qua tay ông di chuyển xuyên suốt từ Long An lên Sài Gòn và ngược lại. Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại Thủ Thừa, Long An. Hai năm sau, hoạt động bị lộ nên ông được tổ chức chuyển vào khu, làm việc tại Ban Tuyên truyền Chính trị Khu 8 (Đồng Tháp Mười). Ông được làm việc với họa sĩ Hoàng Tuyển trước khi được cử về Đoàn kịch Khu 8 làm... diễn viên. Vai kịch đầu tiên của ông là nhân vật Tốt trong vở Đồng xanh máu đỏ (tác giả Bảo Định Giang), rồi sau đó là Miếng sắt cũ (Hoàng Tuyển)...

Ông bồi hồi nhớ lại: “Năm 1948, khi Đoàn kịch Quân khu 8 đang diễn tại chợ Cái Bèo (Đồng Tháp Mười) thì bị địch nhảy dù đột kích, làm cả đoàn tan tác. Nhạc sĩ Hoàng Việt đã kịp gom lại một số diễn viên về Mỹ Thiện củng cố lực lượng. Năm 1953,  tôi xung phong vào bộ đội. Năm 1954, tập kết ra Bắc theo tiểu đoàn 311, sau đó tôi chuyển về đoàn II, trung đoàn 658 quân khu 3, đến năm 1956 tôi về Đoàn Cải lương Nam bộ, rồi được chỉ đạo thành lập Đoàn Kịch nói Nam Bộ, đến năm 1968 được cử sang Romania tu nghiệp ngành đạo diễn...”.

Đạo diễn của 246 vở cải lương, kịch nói

Suốt 50 năm qua, đạo diễn - NSND Huỳnh Nga đã dựng 246 vở cải lương và kịch nói. Ông được xem là người đạo diễn tài hoa vì dựng được nhiều thể loại. Ông cũng viết kịch bản, chỉnh lý các bản thảo nhưng không bao giờ chịu đứng tên chung với tác giả. NSND Phùng Há, người má nuôi của ông, đã từng nhận xét: “Huỳnh Nga là một con ong thợ cần mẫn, chăm chỉ. Không việc gì có lợi cho cải lương, kịch nói mà Huỳnh Nga từ chối. Giải thưởng Trần Hữu Trang của Hội Sân khấu TPHCM mấy năm qua gặt được thành công một phần nhờ vào công lao của Huỳnh Nga”.

Ở tuổi 70, ông vẫn là đạo diễn thích... phiêu lưu. Ông đi nhiều, từ đất mũi Cà Mau cho đến Cao Bằng, ông luôn lấy sự say mê lao động và ý chí học hỏi làm niềm vui. Thật vậy, bằng phong cách dàn dựng không hào nhoáng, không phô trương, thủ pháp mộc mạc, hóm hỉnh ông đã tạo  cho nhiều kịch bản  có thêm sức sống mãnh liệt. Những vở cải lương như: Đời cô Lựu, Tìm lại cuộc đời, Khách sạn Hào Hoa, Người giữ mộ..., đã trở thành những vở diễn khuôn mẫu cho nhiều thế hệ đạo diễn trẻ.

Ông là niềm tự hào của sân khấu miền Nam, một đôi cánh không mỏi trên con đường nghệ thuật chở nặng chữ tâm, chữ đạo...  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo