xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Nguyễn Đăng Chương rời chức Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn

Yến Anh

(NLĐO) - Ông Nguyễn Đăng Chương sẽ rời vị trí Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn trong nay mai, Thứ trưởng Bộ VH-TT- DL Vương Duy Biên sẽ tạm thời đảm nhiệm phụ trách Cục này.

Ông Nguyễn Đăng Chương rời chức Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đăng Chương sẽ thôi giữ chức Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn

Theo một nguồn tin của Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đăng Chương sẽ rời vị trí Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn trong thời gian tới. Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT- DL) sẽ tạm thời đảm nhiệm phụ trách Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 29-5 về việc xem xét để ông Nguyễn Đăng Chương thôi giữ chức Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: "Việc này sẽ được xử lý trong nay mai. Hiện đang chờ tường trình của phía liên quan để quyết định".

Ông Nguyễn Đăng Chương rời chức Cục trưởng Nghệ thuật biểu diễn - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thiện trả lời phóng viên Báo Người Lao Động chiều 29-5 - Ảnh: Như Ý

Ông Nguyễn Đăng Chương thôi chức Cục trưởng sau những ồn ào liên quan đến cấp phép nhạc xưa và gần đây nhất là cập nhật danh sách phổ biến rộng rãi nhiều ca khúc nhạc đỏ nổi tiếng, gây bức xúc trong dư luận. Cụ thể, tháng 3-2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn ban hành quyết định thu hồi 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). Quyết định này đã gây ra phản ứng dữ dội của công chúng yêu nhạc và các nhạc sĩ. 

Sau đó, đầu tháng 4-2017, bài hát "Nối vòng tay lớn" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dù được biểu diễn trong nhiều chương trình chính trị, giao lưu trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa được Cục Nghệ thuật biểu diễn "cấp phép phổ biến" gây bức xúc trong dư luận.

Trước phản ứng mạnh mẽ của công luận, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã phải rút lại quyết định thu hồi 5 bài hát và tổ chức họp đến nửa đêm kiểm điểm các cá nhân liên quan. Trong đó, ông Nguyễn Đăng Chương (Cục trưởng) và ông Đào Đăng Hoàn (Phó Cục trưởng) đều "nghiêm khắc rút kinh nghiệm sâu sắc".

Sự việc vừa lắng xuống, Cục Nghệ thuật biểu diễn lại thông báo công bố phổ biến hơn 300 ca khúc cách mạng ("nhạc đỏ") trên website lẫn lộn vào danh sách các bài hát đã được "cấp phép phổ biến", gây ra làn sóng phản ứng vì trong đó nhiều bài hát quen thuộc như "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" (Phạm Tuyên), thậm chí có cả "Tiến quân ca" (Văn Cao) là Quốc ca...

Nhiều ý kiến cho rằng việc công bố phổ biến những bài hát này của Cục Nghệ thuật biểu diễn là việc làm không cần thiết, vì đó hầu hết là những bài hát đã quen thuộc với công chúng yêu nhạc. Đặc biệt, bài "Tiến quân ca" đã được Quốc hội lựa chọn là Quốc ca nước ta từ năm 1946 đến nay.

Ngày 22-5, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ VH-TT-DL nghiêm túc thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc họp với Bộ VH-TT-DL, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ ngày 26-4-2017.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ VH-TT-DL rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đề xuất sửa đổi phù hợp với yêu cầu phát triển. Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, không xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ này tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật của Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Sáng 23-5, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái đã ký công văn gửi Cục Nghệ thuật biểu diễn, yêu cầu đơn vị này nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại công tác tổ chức, nâng cao năng lực của cán bộ thực thi pháp luật. Cùng ngày, ông Nguyễn Đăng Chương đã lên tiếng xin lỗi nhân dân và thừa nhận việc rà soát, cập nhật danh mục các bài hát đã được phổ biến rộng rãi trên website đã gây ra sự hiểu lầm trong dư luận là Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép các bài hát cách mạng. Báo Người Lao Động đã có các loạt bài: "Cấp phép ca khúc xưa: Không xin cho thì là gì?; "Cục Nghệ thuật biểu diễn lại "làm trò"... đăng trên nhiều số báo phát hành trong thời gian qua, phản ánh và phân tích đầy đủ các sai phạm nêu trên của Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo