xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phương Uyên: Copy không phải là đạo nhạc mà là học tập lẫn nhau!!!

Song Hương thực hiện

Sau bài viết “Rắc rối xung quanh ca khúc Tình thôi xót xa” của nhạc sĩ Bảo Chấn, đăng trên Báo NLĐ (số ra ngày 6-4-2004) chúng tôi đã nhận được nhiều thư kèm theo đĩa nhạc bạn đọc gửi về, cung cấp thêm ca khúc của một số nhạc sĩ trẻ có giai điệu trùng lắp với các nhạc phẩm nổi tiếng trên thế giới.

Trong đó, bạn đọc đề cập đến trường hợp ca khúc Mẹ yêu của nhạc sĩ Phương Uyên giống phần điệp khúc bài Anh yêu em trong một album của ca sĩ Hồng Kông Vương Kiệt đã có mặt trên thị trường băng đĩa Việt Nam từ những năm cuối thập niên 80! Chiều qua, 6-4, tại tòa soạn Báo NLĐ, chúng tôi đã cùng Phương Uyên nghe lại bản nhạc Hoa này trước khi có cuộc trao đổi thẳng thắn với chị.

. Phóng viên: Uyên giải thích thế nào về trường hợp này, liệu Mẹ yêu và Anh yêu em có giống nhau?

- Nhạc sĩ - ca sĩ Phương Uyên: Theo tôi, hai bài này không có gì giống nhau cả! Tôi rất ít khi nghe nhạc Hồng Kông và cũng chưa từng nghe ca khúc này. Tôi đã sáng tác Mẹ yêu năm 1994 tặng bà nội khi bà bệnh nặng, năm 1997 Bến Thành A&V đã ghi âm với giọng ca của nhóm Ba Con Mèo trong bản phối của nhạc sĩ Đức Trí. Tôi chẳng bao giờ ăn cắp nhạc của ai!

. Uyên cần bình tĩnh và cần nhìn nhận một thực tế: Bất cứ người nghe nhạc bình thường nào cũng có thể nhận ra sự trùng khớp trong giai điệu và tiết tấu của chúng?

- Trong âm nhạc, việc các nhạc sĩ ảnh hưởng nhau mà không biết là chuyện thường. Ở châu Á hiện phổ biến lối hòa âm theo accord vòng, nên có thể cùng một accord đó đánh ra thành cả 100 bài khác nhau nhưng có thể chúng cùng màu sắc, giai điệu.

. Chúng tôi cảm thấy giải thích của Uyên không thuyết phục lắm vì không thể có giai điệu đi theo đúng từng nốt nhạc như vậy!

- Nếu cứ đem ra moi móc bài nào giống bài nào thì Uyên cũng không biết tính sao...

. Chúng tôi biết chắc trường hợp của Uyên không phải là trường hợp cá biệt trong tình hình âm nhạc hiện nay!

 - Bất cứ ai làm nghề gì cũng chọn cho mình một thần tượng riêng và việc ảnh hưởng bởi thần tượng đó là chuyện bình thường. Cá nhân tôi rất thích Michael Jackson và nếu copy, tôi đã lấy nhạc của ông. Cũng có nhiều nhạc sĩ gặp tôi bảo: “Em mới copy bài này của chị nè!”, tôi không giận mà hoàn toàn thông cảm và ủng hộ họ. Tôi không gọi đó là “đạo nhạc” mà là cách học tập qua lại lẫn nhau. Cũng có những ca sĩ rất nổi tiếng gặp tôi bảo: “Uyên ơi! Viết cho mình giống bài này, đổi khác đi một - hai nốt thôi!”.

 . Nói thế thì nhạc Việt sẽ đi về đâu?

- Tôi biết, có những người copy nguyên cả đoạn intro – không phải là họ ăn cắp, mà nhiều khi họ muốn nói cho mọi người biết: “Tôi là vậy đó!”. Ví dụ như bắt chước Trịnh Công Sơn được thì tốt quá, vì có thể học tập tri thức của ông! Còn như chuyện chú Bảo Chấn, tôi ủng hộ chú và không hề thay đổi cách nhìn về chú. Tinh thần dân tộc mỗi nước không thể cứ mãi nói mình không bằng người ta, sao chẳng đặt ngược lại?

Bấm vào đây để tải bản nhạc Anh yêu em (4.03Mb), Mẹ yêu (4.61Mb)

DƯ ÂM

Nhạc sĩ Nguyễn Nam:

Sao chép sáng tạo của người khác là trái với đạo lý làm người

Hiện tượng sao chép giai điệu một phần hay cả bài hát của một nhạc sĩ khác là điều không đúng đắn về nghề nghiệp và trái đạo lý làm người, nhất là với những nghệ sĩ chân chính. Tôi không nói ca khúc của Bảo Chấn giống ca khúc của Keiko Matsui hay của Matsui giống của Bảo Chấn, nhưng bất cứ ai sai phạm cũng đều đáng trách và đáng phê phán. Sự việc ăn cắp nền nhạc của phần mở đầu, đoạn điệp khúc hay cả một bài hát đã nở rộ lên rất nhiều ở nhạc trẻ Việt Nam thời gian trước đây. Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của giáo sư - nhạc sĩ Ca Lê Thuần là sự giống nhau về ý tưởng để có những ca khúc na ná nhau là điều vô cùng hiếm hoi. (T.T)

Nhạc sĩ Trần Minh Phi:img

Giống nhau trên 30% là ăn cắp!

 Mỗi dân tộc một ngôn ngữ âm nhạc khác nhau, ca khúc viết ra mà người ta thấy “đầu Ngô mình Sở”,  giống nhạc của ai đó thì tác giả phải chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình! Theo Công ước Quốc tế, bài hát giống nhau chừng 30% tạm chấp nhận là ảnh hưởng, chứ trên 30% đều có thể bị kiện tội ăn cắp! Cho nên, viết giống nhau ở cấp độ nào đó thôi, chứ giai điệu đi theo đúng từng nốt của người khác là chứng tỏ sự dễ dãi và non tay của nhạc sĩ!”. (H.Tr)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo