xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biết thiệt thòi nhưng phải tuân theo luật!

Hoàng Lan Anh thực hiện

Giải thích về những bất cập trong nghị định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên đã nói luật quy định như vậy, bộ không thể làm khác

Phóng viên: Theo Nghị định 62, danh hiệu nghệ nhân được chia làm 2 bậc là Nghệ nhân Nhân dân (NNND) và Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT). Quy định này bị nhiều người cho là bất cập, không phù hợp trong hoạt động di sản, bà đánh giá thế nào về ý kiến này?

- Bà Đặng Thị Bích Liên: Luật Thi đua Khen thưởng sửa đổi, bổ sung năm 2013 nêu rõ danh hiệu nghệ nhân có 2 bậc là NNND và NNƯT. Nghị định là văn bản dưới luật nên chắc chắn phải tuân thủ theo luật, không thể khác được.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên

Không chỉ bất cập ở mặt danh hiệu mà những quy định về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân cũng bị cho là “đánh đố” người được xét tặng, như nghệ nhân phải có giải thưởng, huy chương, có học trò... Nhưng thực tế, ai cũng thấy nhiều loại hình nghệ thuật không tổ chức hội thi thì nghệ nhân lấy đâu ra giải thưởng, huy chương để được xét tặng?

- Nghị định này không chỉ áp dụng cho năm 2014-2015, cho những trường hợp hiện tại mà cho cả các nghệ nhân trong tương lai, tức là sau này mọi trường hợp đều phải tuân thủ.

Đúng là trong thực tế có nhiều nghệ nhân không biết viết, không có tư liệu để ghi chép lại. Có những lĩnh vực không bao giờ tổ chức hội thi thì các cụ lấy đâu ra huy chương… Chúng tôi hiểu điều đó nhưng đó là những trường hợp đặc biệt. Trong hướng dẫn thực hiện gửi các sở văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT-DL), chúng tôi cũng đã nêu rõ đối với những trường hợp đặc biệt này, các hội đồng xem xét trên cơ sở trọng tài năng, được cộng đồng suy tôn, ghi nhận. Về định hướng chung, không được trái luật nhưng khi thực hiện thì phải sát cuộc sống, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có những ứng xử hợp lý, xem xét cụ thể.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu đã qua đời tháng 3-2013, gần một năm rưỡi trước khi nghị định xét tặng danh hiệu NNND ra đời Ảnh: HOÀNG NGUYÊN
Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu đã qua đời tháng 3-2013, gần một năm rưỡi trước khi nghị định xét tặng danh hiệu NNND ra đời Ảnh: HOÀNG NGUYÊN

Hiện nay, chúng tôi đã tổng hợp được danh sách 283 nghệ nhân ở các tỉnh, thành. Các địa phương cũng đã có hồ sơ của những nghệ nhân cao tuổi. Điều quan trọng nhất vẫn là tài năng và sức ảnh hưởng của các cụ.

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam từng phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian cho hơn 300 nghệ nhân trên cả nước với thủ tục rất đơn giản; trong khi thủ tục xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT được cho là quá nặng nề, phức tạp. Bà nghĩ sao?

- Các hội có những quy định, quy chế của riêng mình. Còn những văn bản của nhà nước thì phải chịu sự điều chỉnh của luật và các quy định của nhà nước. Về mặt trình tự thủ tục xét tặng danh hiệu, Bộ Tư pháp đã thẩm định, các bộ ngành khác cũng đã đóng góp. Tuy nhiên, để đơn giản các thủ tục đó, chúng tôi đã có những hướng dẫn gửi các địa phương.

Danh hiệu NNND, NNƯT do Chủ tịch nước trao tặng là rất cao quý. Chúng ta đơn giản về thủ tục, quy trình, cách làm nhưng cũng phải làm sao để giá trị của các danh hiệu này xứng với tài năng, uy tín cũng như ảnh hưởng trong cộng đồng của các nghệ nhân.

Các nghệ nhân đã mòn mỏi chờ việc xét tặng danh hiệu từ nhiều năm, thế nhưng trong đợt xét tặng đầu tiên năm 2015, Bộ VH-TT-DL mới chỉ hướng dẫn xét tặng cho các NNƯT, có nghĩa là danh hiệu NNND còn lâu mới đến được với các nghệ nhân. Bà có thấy đây là một bất cập lớn khi mà phần nhiều nghệ nhân đã 80-90 tuổi?

- Chúng tôi chia sẻ thiệt thòi của các cụ, nhất là các cụ tuổi cao, nếu phải chờ có khi là quá muộn. Nhưng chúng ta không thể làm trái luật. Luật Thi đua Khen thưởng quy định phải là NNƯT rồi mới được xét tặng danh hiệu NNND, chúng tôi không thể làm khác.

Địa phương phải có trách nhiệm giúp nghệ nhân

Như bà đã nói, không ít nghệ nhân không biết chữ, không biết quay phim, chụp ảnh… để làm hồ sơ. Vậy các sở VH-TT-DL địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ họ hoàn thiện bộ hồ sơ phức tạp này?

- Trong kế hoạch xét tặng danh hiệu NNƯT vừa gửi các địa phương, chúng tôi đã yêu cầu các sở VH-TT-DL tổ chức và hỗ trợ các cá nhân xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu, đồng thời hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng chuyên ngành cấp bộ. Chúng tôi cũng khuyến cáo địa phương nên có tổ cố vấn, mời các chuyên gia giỏi trong các hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý giúp nghệ nhân nếu họ không có điều kiện.

Ba năm nay, chúng tôi đã chỉ đạo thống kê, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Đến nay, chúng tôi gửi lại danh sách này về các địa phương để rà soát lại xem có thay đổi gì cho phù hợp thực tế không? Đến cuối tháng 9, chúng tôi sẽ họp phiên đầu tiên của hội đồng cấp ngành để tổng hợp các vấn đề và triển khai xuống từng địa phương. Chúng tôi muốn nắm bắt được những vấn đề vướng mắc để điều chỉnh, hướng dẫn, thậm chí có những vấn đề vượt thẩm quyền của mình thì phải báo cáo cấp trên xử lý.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo