xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Xóa đói giảm nghèo” sách

Ân Thông

Sách là nguồn tri thức. Đánh giá cao tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc trong đời sống xã hội và phát triển đất nước, ngày 24-2, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 21-4 hằng năm là Ngày sách Việt Nam.

Ngày sách Việt Nam là sự kiện sẽ được tổ chức hằng năm nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với vấn đề nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy cũng như giáo dục, rèn luyện nhân cách. Đồng thời, là dịp tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, tôn vinh những người sáng tạo. Ngày sách Việt Nam còn có ý nghĩa trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

Bạn trẻ tham gia Ngày sách Việt Nam tại TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh
Bạn trẻ tham gia Ngày sách Việt Nam tại TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Trong lễ công bố Ngày sách Việt Nam lần thứ I diễn ra tại Hà Nội ngày 19-4, ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đã phát đi lời kêu gọi các cấp, ngành, các cơ quan, tổ chức và cả cộng đồng xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập và học tập suốt đời. Mỗi người hãy dành một khoảng thời gian quý báu trong ngày để đọc sách, để làm giàu thêm vốn tri thức của mình, góp phần làm giàu thêm vốn tri thức của đất nước và nhân loại.

Trên tinh thần đó, Ngày sách Việt Nam lần thứ I được tổ chức rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ngày sách Việt Nam lần thứ I tại TP HCM được tổ chức với chuỗi hoạt động được cho là thú vị từ các nhà xuất bản, nhà phát hành sách, thư viện, nhà văn hóa quận - huyện và những hoạt động trọng tâm tại Nhà Văn hóa Thanh niên (do Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thành đoàn TP HCM tổ chức, diễn ra từ ngày 19-đến ngày 23-4): Giao lưu, trao đổi, định hướng về sách, duy trì và phát triển văn hóa đọc hướng tới giới trẻ, khám phá niềm yêu thích đọc sách với các chủ đề “Xây dựng thói quen đọc sách”, “Cách đọc sách của giới trẻ với văn hóa đọc”, “Đọc sách thời @”, “Đọc sách để hiểu về trái tim”. Ngoài ra, ban tổ chức còn phát động hoạt động “100 quyển sách sinh viên, thanh niên cần đọc” do Thành đoàn TP HCM chủ trì…

Trước khi Ngày sách Việt Nam diễn ra, qua phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người đã biết câu chuyện một nữ sinh lớp 7 bị bắt quả tang ăn cắp 2 cuốn truyện tranh tại siêu thị Vĩ Yên (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai). Em bị nhân viên siêu thị này làm nhục bằng cách bắt đeo bảng có dòng chữ: “Tôi là người ăn trộm”. Hành vi lấy cắp 2 cuốn truyện tranh của bé gái ấy đơn giản chỉ vì em quá thích đọc nhưng không có tiền mua.

Có bao nhiêu trẻ em đói sách như cô bé học sinh lớp 7 này? Có bao nhiêu người cần đọc sách nhưng không có tiền mua? Sẽ không có con số thống kê chính xác nhưng chắc hẳn là không nhỏ. Ngày sách Việt Nam sẽ có nhiều ý nghĩa thiết thực hơn khi có những hoạt động “xóa đói giảm nghèo” sách cho những người có nhu cầu đọc sách mà không có sách đọc thay vì hô hào xây dựng thói quen đọc sách hay phát động hoạt động 100 quyển sách sinh viên, thanh niên cần đọc…

Thói quen đọc sách được hình thành từ nhu cầu đọc. Ngày nay, với sự bùng nổ của truyền thông đa phương tiện, người ta có thể tìm kiếm tri thức không chỉ qua sách, nhất là khi số lượng đầu sách xuất bản tại Việt Nam ngày càng lớn nhưng lượng tri thức, giá trị sách mang lại cho người đọc ngày càng ít ỏi và trở nên cằn cỗi.

Sách sẽ thật sự có giá trị khi đến được với người cần nó. Nếu cô bé học sinh lớp 7 nêu trên không cần đến 2 cuốn truyện tranh thì chẳng bao giờ em có ý định lấy cắp nó. Ngược lại, cũng có rất nhiều đứa trẻ chẳng màng đến những cuốn sách cha mẹ các em mua về. Giá như không đói sách, cô bé ấy đã không có hành vi đáng tiếc xảy ra như chúng ta đã biết.

Sau sự kiện này, Nhà Xuất bản Trẻ đã có chương trình tặng tủ sách cho giới trẻ vùng sâu, vùng xa nhưng với chỉ một nhà xuất bản thì việc “xóa đói giảm nghèo” sách xem ra chẳng thấm vào đâu. Tại sao nhân Ngày sách Việt Nam, chúng ta không phát động thành phong trào rộng khắp cả nước? Tại sao không góp sách để “xóa đói giảm nghèo” sách cho vùng sâu, vùng xa, cho những đứa trẻ nghèo cần đọc? Một khi các thư viện, phòng đọc sách ở các trường, các địa phương vùng sâu, vùng xa không còn thiếu sách và người nghèo có nhu cầu đọc sách được đọc miễn phí những cuốn mình cần, chắc chắn không còn những câu chuyện ăn trộm sách để đọc đáng thương như cô bé học sinh lớp 7 ở Gia Lai. Khi đó, Ngày sách Việt Nam hằng năm cũng sẽ trở nên có ý nghĩa hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo