xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyễn Trọng Tạo đa tài, đa tình

Hoàng Lan Anh

Trước khi trở thành nhà thơ - nhạc sĩ, Nguyễn Trọng Tạo là nông dân thứ thiệt rồi làm thợ mộc. Ông là nghệ sĩ bước ra từ đồng quê Việt Nam

Quá nửa cuộc đời "phiêu dạt" trong thi ca và âm nhạc, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo gom góp vốn liếng làm live show duy nhất cho đời mình, mang tên bài hát nổi tiếng của ông - "Khúc hát sông quê". Chương trình sẽ diễn ra tối 8-9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Người nhiều "nhà"

Giới nghệ thuật Việt Nam biết đến Nguyễn Trọng Tạo như là một người đa tài, đa tình. Nổi tiếng trong thi ca nhưng ông là nhạc sĩ và cũng là họa sĩ. Trong âm nhạc, ông có nhiều bài hát hay, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.

"Làng quan họ quê tôi" (phổ thơ Nguyễn Phan Hách) của Nguyễn Trọng Tạo đã quá nổi tiếng. Ca khúc này từng được hãng JVC Nhật Bản chọn vào đĩa karaoke 100 bài hát Việt Nam và dàn nhạc giao hưởng Leipzig trình tấu trong Tuần Văn hóa Việt Nam tại Đức. Bài "Khúc hát sông quê" (phổ thơ Lê Huy Mậu) của ông cũng được công chúng đặc biệt yêu thích, nhiều thế hệ thuộc nằm lòng. Chính những bài hát này khiến công chúng đôi khi nhớ đến Nguyễn Trọng Tạo với vai trò một nhạc sĩ nhiều hơn.

Nguyễn Trọng Tạo đa tài, đa tình - Ảnh 1.

Nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo Ảnh: QUỲNH TRANG

Cho đến nay, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã sáng tác gần 100 ca khúc. Bên cạnh những bài nổi tiếng như "Làng quan họ quê tôi", "Khúc hát sông quê", ông còn có nhiều ca khúc được khán giả mến mộ không kém: "Đôi mắt đò ngang", "Tình ca bên một dòng sông", "Non nước Cao Bằng", "Mẹ tôi", "Đồng Lộc thông ru", "Tình ca hạt giống vàng", "Trống hội cổng làng", "Tình Thu", "Tình Đông", "Tình Xuân", "Tình Hạ", "Con dế buồn", "Mưa", "Nghe biển ru đêm", "Tình ca hoa cúc biển"… Có một điều lạ là Nguyễn Trọng Tạo thường không tự phổ nhạc những bài thơ của mình. Phần lớn các bài hát của ông được sáng tác dựa trên thơ của người khác.

Nhiều bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo được các nhạc sĩ khác phổ nhạc cũng rất nổi tiếng. Trong đó, đặc biệt là các ca khúc "Một dại khờ một tôi" (nhạc sĩ Phú Quang), "Cỏ và mưa" (nhạc sĩ Giáng Son).

"Nhiều người cứ hay hỏi tôi rốt cuộc là nhà gì, nhà thơ hay nhà viết nhạc? Tôi chỉ thấy tôi là "nhà quê" mà thôi, thậm chí là... quê một cục. Tôi xuất thân từ nghề làm ruộng rồi chuyển sang làm thợ mộc. "Sợi dây" đầu tiên đưa tôi đến với âm nhạc chính là chiếc đàn violin mà tôi tự đóng rồi dùng nó để học, sau đó chơi nhạc trước toàn trường vào mỗi sáng chào cờ đầu tuần" - người nhiều "nhà" nói về mình.

Chính vì thế, thi ca cũng như âm nhạc của Nguyễn Trọng Tạo đều mang đậm hơi thở của làng quê, để rồi về sau cập nhật hài hòa với tính hiện đại. Không ít bạn bè, khán giả yêu mến đã xem ông là nghệ sĩ bước ra từ đồng quê Việt Nam.

Tập thể dục cho trí não

Con người ta khi đã đi qua một chặng đường dài sẽ muốn nghỉ ngơi nhưng Nguyễn Trọng Tạo dường như không thế. Ông vẫn đọc sách, viết nhạc, làm thơ, vẽ tranh, viết lời tựa sách cho bạn bè. Nhạc sĩ bảo không phải ông làm nhiều để kiếm tiền mà là mắc bệnh cả nể, ai nhờ vả việc gì là lại gật đầu. "Tính tôi là vậy, mình không giúp được người khác lại thấy áy náy" - ông bộc bạch.

Nhạc sĩ kiêm nhà thơ này kể khi các NXB hay bạn bè nhờ viết lời tựa cho sách, ông phải đọc bản thảo hàng trăm trang. Có cái thì được trả tiền triệu nhuận bút nhưng cũng có cái tặng không, coi như một cách luyện tập trí não. "Lúc nào không làm thơ, tôi viết nhạc. Lúc nào không viết nhạc, tôi vẽ bìa sách… Đấy cũng là cách tập thể dục cho trí não" - ông ví von.

Có lẽ nhờ làm việc trí não liên tục và kết nối với bạn bè nhiều hơn, bớt cô đơn hơn nên Nguyễn Trọng Tạo vẫn trẻ, khỏe. Tác giả "Khúc hát sông quê" cho hay đời ông chủ yếu là tự học, tự mày mò, sáng tạo nên ông không muốn là kẻ lỗi thời.

Vẽ lại chân dung chân thực, đầy đủ nhất

Sống có trước có sau với bạn bè nên khi Nguyễn Trọng Tạo manh nha ý tưởng tổ chức một đêm nhạc, bạn bè quyết định chung tay làm live show cho ông. Người hỗ trợ về tài chính, người lo khâu tổ chức, người đến hát như một cách tri ân.

Nguyễn Trọng Tạo bảo ông không có ý định kinh doanh âm nhạc. Ca sĩ Anh Thơ, một giọng ca nổi tiếng với những ca khúc mang âm hưởng dân gian, tâm sự trong các bài hát làm nên tên tuổi của cô có "Làng quan họ quê tôi" và "Khúc hát sông quê". Tưởng như khi sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã "đo ni đóng giày" cho giọng hát của cô. Bởi thế, Anh Thơ nói cô rất vui khi có mặt trong đêm nhạc của Nguyễn Trọng Tạo và hát ủng hộ tác giả "Khúc hát sông quê" vô điều kiện.

"Bạn bè, nhà sản xuất cứ khuyên làm 2 buổi diễn nhưng tôi dứt khoát chỉ làm một đêm thôi. Vé bán được bao nhiêu thì bán, tôi cứ ghi hình lại, in ra cái đĩa làm kỷ niệm. Ở tuổi này rồi, sống chết biết thế nào đâu nên tôi chẳng quan trọng tiền bạc" - tác giả "Làng quan họ quê tôi" bày tỏ. Nguyễn Trọng Tạo bảo sẽ giới thiệu trong đêm nhạc để đời của mình 19 ca khúc, bao gồm cả những bài do ông tự sáng tác, phổ thơ và cả những bài thơ của ông được nhạc sĩ khác phổ nhạc. Ở đó, chân dung Nguyễn Trọng Tạo, một người giản dị nhưng cũng đầy "sóng ngầm" trong đời sống âm nhạc và thi ca, sẽ được vẽ lại một cách chân thực, đầy đủ nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo