xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dì Hai Hàu trên sông Rạng

Bài và ảnh: Huỳnh Nga

Gần 10 năm gắn bó với nghề, bà không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn hết lòng giúp bà con vốn liếng, kinh nghiệm để thoát nghèo

Chúng tôi đến xã đảo Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào mùa thu hoạch hàu. Từ Bến Đá, chúng tôi đón tàu xuôi theo sông Rạng, vượt qua những bè hàu tít tắp. Gần nửa giờ lênh đênh trên sông, tàu chúng tôi dừng lại giữa dòng, nơi có hai chiếc tàu cá neo đậu cũng là “đại bản doanh” của bà Cái Thị Bé Năm, người đàn bà nuôi hàu trên sông Rạng.

“Con hàu đã cho gia đình tôi sự sống”

Ở Long Sơn, mọi người đều gọi bà Cái Thị Bé Năm bằng biệt danh “dì Hai Hàu” bởi bà không chỉ là một trong những người đầu tiên nuôi hàu của vùng này mà còn có diện tích hàu nhiều nhất xã với gần 2 ha. “Dì Hai Hàu” có thân hình khỏe mạnh, nước da đen bóng đang ngồi cạnh những giỏ hàu vừa thu hoạch. Thấy tôi thò tay định cầm những con hàu lên xem, bà ngăn lại: “Bén lắm, coi chừng đứt tay”. Lấy găng tay đeo vào, bà phân loại hàu, dùng búa đập vỏ. Những nhát búa chắc nịch. Trong nháy mắt, hàu được tách vỏ, những miếng thịt hàu trắng muốt hiện ra. Bà ngừng tay nói: “Nghề nuôi hàu đã nuôi sống nhiều hộ gia đình ở đây. Riêng tôi, gần 10 năm gắn bó với nghề, con hàu đã cho gia đình tôi sự sống cũng như chi phí lo cho 5 đứa con ăn học”.

Ông Lê Minh Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Sơn (Bà Rịa- Vũng Tàu):

Vượt khó, làm giàu

Ở xã Long Sơn có đến 300 hộ gia đình làm nghề nuôi hàu. Nghề hàu đã giúp cho những hộ gia đình trở nên khá giả. Bà Hai Hàu cũng là một trong những phụ nữ vượt khó, làm giàu từ nghề nuôi hàu. Điểm đặc biệt của bà Hai không chỉ hết lòng với nghề mà còn giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho người nghèo làm ăn. Nhờ bà mà nghề nuôi hàu được phát triển hơn trên xã đảo.

Trước khi làm nghề nuôi hàu, vợ chồng bà sống bằng nghề đi te (đánh bắt cá) trên biển. Cơ duyên đến với nghề nuôi hàu khi bà xem tivi thấy đây là nghề rất phát triển ở vùng biển các nước. “Lúc đó, vợ chồng tôi bảo nhau, sao không thử nuôi con hàu trên vùng biển quê mình”. Năm 2000, gom số tiền 70 triệu đồng sau nhiều năm dành dụm, vợ chồng bà mua tôn, gỗ ra sông Rạng chuẩn bị bè hàu. Bà nhớ lại: “Hồi đó, ông xã tôi suốt ngày trầm mình dưới nước để làm trụ, kết bè. Còn tôi vừa lo cơm nước vừa xỏ dây thả tôn xuống nước. Công việc rất vất vả nhưng đồng vợ đồng chồng...”.

Vạn sự khởi đầu nan...

Chỉ một tháng sau, hàu bám đầy những tấm tôn mà vợ chồng bà thả. Niềm vui của vợ chồng bà càng nhân đôi khi mỗi ngày ra thăm bè thấy hàu phát triển tốt. Gần một năm vất vả, ngày thu hoạch đã tới. “Khi những miếng tôn làm giá cho hàu bám vào được kéo lên, tôi và ổng chỉ biết nhìn nhau rơi nước mắt khi thấy những con hàu to bằng nắm tay đã há miệng chết hết”.

img
Anh Nguyễn Văn Hoàng - con trai bà Hai - đang cai quản bè hàu của gia đình

Thất bại, vốn liếng ra đi, vợ chồng bà đến ngân hàng vay 50 triệu đồng, tiếp tục thực hiện ý định. Rút kinh nghiệm, vợ chồng bà tìm đến nơi có dòng nước chảy mạnh, ít ô nhiễm thả giá dụ hàu. Bởi theo bà, hàu là con vật sống bám vào giá đỡ, chỉ thích ăn phiêu sinh vật trôi trong nước nên khi nguồn nước bị ô nhiễm là chúng bị chết theo. Một năm nữa lại trôi qua, những con hàu bé tí ngày nào giờ đã thành những chú hàu sữa to bằng nắm tay. Năm ấy, ông bà thu hoạch vụ mùa thắng lợi. “Vậy mà trong một đêm khi cả nhà đang ngon giấc, ổng đột ngột ra đi không trăng trối một lời, để lại mình tôi với đám con và những bè hàu”- bà nói trong nước mắt.

Chồng mất, còn lại một mình, ngày ngày, bà lại ra sông thay ông chăm sóc những bè hàu. Những chú hàu cũng không phụ công bà, cứ lớn dần lên. Sau những vụ mùa, hàu mang về cho gia đình bà hàng trăm triệu đồng mỗi khi thu hoạch.

Tấm lòng với người nghèo

Có tiền, bà lại tích cóp vốn nâng diện tích nuôi hàu lên dần, từ 500 m2 đến 1 ha rồi 2 ha. Giờ đây, ngôi nhà mới khang trang của bà được xây dựng trên đất liền thay thế cho ngôi nhà cũ nát năm xưa. Năm người con của bà cũng đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định. Riêng anh Nguyễn Văn Hoàng, người con trai lớn của bà, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa- TPHCM, đã trở về thay mẹ quản lý bè hàu. Anh cho biết: “Tôi muốn trở về để cùng chia sẻ với mẹ những nhọc nhằn, khó khăn mà suốt thời gian dài mẹ đã một mình gánh vác”.

Sau gần 10 năm gắn bó với nghề, niềm vui của bà là từ nghề nuôi hàu bà đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nghèo. Anh Nguyễn Văn Dũng, quê ở Châu Thành- Tiền Giang, người làm công trên bè hàu của bà hơn 5 năm qua, cho biết: “Dì Hai không chỉ tận tình chỉ dẫn kỹ thuật nuôi hàu cho anh em mà còn sẵn sàng hỗ trợ vốn khi chúng tôi muốn lập nghiệp. Dì rất thương những người nghèo khó và luôn tạo điều kiện để họ làm giàu chính đáng từ sức lao động của mình”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo