xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thay đổi phong cách C.E.O - Chuyện không dễ

LÊ HỮU TỊNH (Tiến sĩ kinh tế, Công ty Tín Nghĩa)

Phong cách lãnh đạo phải thật sự chuyên nghiệp, vừa đối phó được với môi trường kinh doanh bên ngoài vừa phù hợp với môi trường nội bộ

Khi bước vào “sân chơi” mới của “thế giới phẳng” (The world is flat), các C.E.O VN sẽ phải đối phó với rất nhiều thách thức. Đối phó với những thách thức từ môi trường bên ngoài đã khó, vượt qua thách thức của chính bản thân mình càng khó hơn. Việc thay đổi phong cách lãnh đạo cùng với trang bị những kiến thức hiện đại về quản trị doanh nghiệp (DN) cho đội ngũ C.E.O VN là yêu cầu cần được đặt ra.

Phải dám chấp nhận thất bại

Nghề C.E.O rất khắc nghiệt, luôn đối phó với áp lực cao và luôn tiềm ẩn nguy cơ đào thải. Một C.E.O giỏi phải bao gồm rất nhiều tiêu chí. Ở đây, tôi muốn nói đến một tiêu chí khác của C.E.O, đó là phải thấy được thất bại, dám nhận trách nhiệm về mình và sẵn sàng nhường vị trí để “cứu thoát” công ty trong trường hợp bị trì trệ.

img
Với Công ty Tín Nghĩa (Đồng Nai), một C.E.O giỏi phải biết tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc vì mục tiêu phát triển doanh nghiệp

Năm năm kể từ khi lên nắm chức C.E.O của hãng xe hơi Ford (vào tháng 10-2001), ông Bill Ford đã cảm thấy bị sa lầy. Thị phần bán hàng của Ford ở thị trường Mỹ giảm từ 23% xuống còn 17%, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York cũng giảm gần 70%. Trước tình hình như vậy, ông Bill Ford đã chủ động đi tìm người thay thế vị trí C.E.O của mình. Ngày 5-9-2006, hãng Ford đã bổ nhiệm ông Alan Mulally làm C.E.O, người từng làm C.E.O cho bộ phận máy bay thương mại của tập đoàn Boeing - Hoa Kỳ. Điều đáng quan tâm ở sự kiện này là ông Bill Ford đã cất công tìm kiếm người tài để thay thế mình, để “cứu” công ty đang trên đường xuống dốc...

Bài học rút ra là, khi thấy không có khả năng lèo lái đưa DN phát triển thì C.E.O đương nhiệm chủ động tìm người tài giỏi hơn để thay mình. Muốn làm được điều này đòi hỏi C.E.O phải là người có tầm nhìn chiến lược. Những điều này có được, ngoài kinh nghiệm, đòi hỏi các C.E.O VN phải được đào tạo bài bản, có đủ những kiến thức văn hóa, năng lực giao tiếp, có khả năng tiếp nhận thông tin phục vụ điều hành. Đây là điểm yếu của nhiều C.E.O VN.

Rào cản C.E.O VN: Tính gia trưởng

Không chỉ dám chấp nhận thất bại như trường hợp của Bill Ford, điều rất cần ở một bộ phận lớn C.E.O VN là phải thay đổi cách điều hành gia trưởng. Một khi C.E.O tự coi mình cao sang hơn người khác, luôn phô trương quyền lực của mình và thiếu tôn trọng cấp dưới, sẽ dẫn đến tình trạng mất đoàn kết nội bộ, thiếu sự năng động và sáng tạo từ cấp dưới, khiến nhân viên giỏi tìm việc làm nơi khác, dẫn đến khó khăn để điều hành DN tiếp tục phát triển mạnh và thành công trên thương trường. Hiện nay, thực trạng này vẫn còn tồn tại ở nhiều DN VN. Có người cho rằng đó là căn bệnh nặng, cần phải có thời gian để chữa trị. Một C.E.O khiêm tốn, không phô trương, tôn trọng cấp dưới sẽ làm cho tính cách “leader” của C.E.O càng rõ nét hơn là thể hiện hình thức phô trương, quyền lực. Tôi nghĩ ông Alan Mulally, C.E.O mới của hãng Ford sẽ thành công trong cương vị mới. Ông nói: “... Chúng ta hoàn toàn có thể lật ngược được tình thế, nếu chúng ta quyết tâm trên dưới một lòng, đoàn kết, gắng sức thực hiện tốt công việc của mình”.

Đừng mặc hoài chiếc áo cũ

Đó thực chất là cách làm, cách tư duy cũ của không ít các nhà quản trị DN. Thực hiện công việc lãnh đạo, các C.E.O nhất thiết phải cởi bỏ chiếc áo cũ, phải tìm một phong cách lãnh đạo riêng. Phong cách lãnh đạo phải thật sự chuyên nghiệp, vừa đối phó được với môi trường kinh doanh bên ngoài vừa phù hợp môi trường nội bộ.

Một trong những nguyên tắc hàng đầu: Muốn trở thành C.E.O giỏi, trước hết phải có khả năng tập trung nhân lực, biết cách gây ảnh hưởng đến cấp dưới trong quá trình thúc đẩy nhân viên thực hiện các mục tiêu chung của DN. Theo lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow, nhà quản trị muốn động viên nhân viên thì điều quan trọng là phải hiểu nhân viên đang ở cấp độ nhu cầu nào (nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn – an ninh, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng và nhu cầu tự thể hiện) để đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu của DN.

Để thay đổi phong cách lãnh đạo, không phải là vấn đề ngày một, ngày hai, mà nó đòi hỏi phải có một chuỗi thời gian nhận thức, đòi hỏi sự rèn luyện của bản thân C.E.O. Đó là chặng đường khó khăn, đòi hỏi đức tính kiên nhẫn, bền bỉ hướng thiện để trở thành một thói quen bất di bất dịch đối với các C.E.O VN.

Ngày hội của giới doanh nhân

Chương trình “C.E.O trong thế giới phẳèng” với sự tài trợ của Công ty Cổ phần Kinh Đô cùng Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Kiên Long, Công ty TNHH Trang trí nội thất châu Âu, Công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa... sẽ diễn ra vào ngày 1-10, tại Hội trường Thống Nhất TPHCM. Chương trình dự kiến thu hút 500 đại biểu là những C.E.O, lãnh đạo DN, các nhà quản trị cao cấp...

Đây là cơ hội để giới doanh nhân giao lưu, trao đổi, đúc kết kinh nghiệm, trên cơ sở đó xây dựng mô hình điều hành thích hợp và tìm kiếm giải pháp cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực quản lý.

Bạn đọc là C.E.O, lãnh đạo DN, học viên đã và đang học C.E.O của Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển quan tâm chương trình, đăng ký tham dự (ưu tiên những người đăng ký sớm) tại Văn phòng Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, số 279 Nguyễn Tri Phương, quận 10 - TPHCM.

ĐT: 8561250 - 9572040 -0913.147824 (gặp Mr.Sử).

E-mail: ceoflat@idr.edu.vn

Website: http://www.idr.edu.vn

img img
img img img
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo